Đường nội tăng giá, đường ngoại tràn ngập

03/12/2007 - 03:18

Thu hoạch mía ở ĐBSCL.

Những ngày gần đây, vùng mía ĐBSCL nổi lên cuộc tranh giành nguyên liệu quyết liệt đẩy giá mía tăng vùn vụt. Trong khi đó, đường cát nội địa cũng tạo cơn sốt giá từ 6.500 - 6.600 đồng/kg tăng đến 9.200 - 10.000 đồng/kg trở lên… Mía đường tăng giá đã tạo cơ hội cho đường cát Thái Lan nhập lậu tràn qua biên giới Tây Nam.

Nội địa: nhà máy tranh nhau nâng giá!

Tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Hậu Giang… giá mía nguyên liệu thay đổi từng ngày. Mới cuối tháng 10 đây, giá mía ở vùng ngập lũ Phụng Hiệp (Hậu Giang) chỉ 340 - 360 đồng/kg thì nay tăng vọt lên 450 - 500 đồng/kg; riêng mía GOC 16 được thương lái tranh nhau mua tới 650 đồng/kg, giá cao kỷ lục từ đầu vụ tới nay.

Ông Phạm Hồng Văn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Cù Lao Dung, nơi có diện tích mía nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng (hơn 7.585 ha) phấn khởi: “Giá mía tăng cao làm cho người dân ai cũng mừng, tính ra vụ này bà con lời 15 - 20 triệu đồng/ha, sống khỏe rồi…”.

Điều khó hiểu là khi giá tăng, dân lời nhiều nhưng họ không chịu bán mà giữ mía lại để chờ giá tăng thêm. Thế là các nhà máy đường ở ĐBSCL nổ ra cuộc tranh giành nguyên liệu. Tình trạng mạnh ai nấy mua, tự ý nâng giá đã diễn ra, biến các vùng mía như bãi chiến trường nóng bỏng. Đáng lo ngại là nhiều nơi mía còn non nhưng thương lái cũng “ép” dân bán với giá cao? Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ kêu lên: “Hỗn loạn cả, không thể kiểm soát được? Mía chưa đủ chữ đường mà đốn sớm là rất thiệt hại”.

Theo ông Long, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh giành mua mía là do gần đây giá đường cát liên tục tăng. Các nhà máy thấy “ngon ăn” nên không ngần ngại nâng giá, nhưng vẫn không đủ nguyên liệu hoạt động. Tại Hậu Giang, 2 nhà máy đường Vị Thanh và Phụng Hiệp phải 2 lần ngưng chạy vì không mua được mía. Nhà máy đường Sóc Trăng cũng lâm vào cảnh tương tự, nhiều nhà máy khác phải giảm công suất hoặc chạy cầm chừng.

Theo nhận định, khi giá mía lên cơn sốt thì rất khó giảm. Trong khi giá đường tới đây sẽ biến động bởi các nhà máy ở miền Trung vào vụ. Và đường cát từ miền Bắc cũng chuyển vào. Nếu giá đường giảm thì các nhà máy ở ĐBSCL sẽ “chết” vì tự nâng giá để giết nhau?

Biên giới: đường lậu âm ỉ tràn vào!

Trong lúc nhiều nhà máy đường khốn đốn vì giá nguyên liệu quá cao thì đường cát Thái Lan nhập lậu đang tràn sang biên giới Tây Nam. Theo Cục Hải quan An Giang cho biết: “Sau thời gian yên vắng thì gần đây mặt hàng đường cát nhập lậu qua biên giới đã xuất hiện trở lại, nhất là từ nay đến cuối năm nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên tình hình vận chuyển đường lậu sẽ phức tạp”.


Đường cát được xé nhỏ nhập lậu qua
biên giới Tây Nam bằng xe đạp.

Tại cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), nơi tập kết đườn

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN