|
Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất từ khâu nội
dung chương trình đến việc sắp xếp, bố trí nơi ăn nghỉ cho các đoàn nghệ nhân
trong nước và nước ngoài đến biểu diễn
Thành
phố Buôn Ma Thuột đang được khoác một tấm áo mới đầy màu sắc với hàng ngàn băng
rôn, cờ phướn tuyên truyền về các hoạt động diễn ra trong Festival văn hoá cồng
chiêng Tây Nguyên 2007. Quảng trường thành phố, Nhà văn hoá Trung tâm, bảo tàng
Biệt Điện, trường Đại học Tây Nguyên, buôn A Kô Thông, Trung tâm du lịch sinh
thái Bản Đôn là những nơi sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu, trình diễn nghệ
thuật, lễ hội đường phố, phục dựng lễ hội, nghi lễ cúng của các dân tộc Tây
Nguyên, tổ chức hội chợ đều được chuẩn bị rất khẩn trương và đang hoàn tất khâu
cuối cùng. Các đội nghệ nhân cồng chiêng của tỉnh Đắc Lắc tham gia Festival lần
đầu tiên này cũng đang ráo riết luyện tập để mang đến lễ hội những tiết mục đặc
sắc nhất.
“Chúng
tôi tuyển thêm một vài nghệ nhân mới, tăng thêm nghệ nhân nữ múa phụ họa. Đội
chiêng buôn Kô Siêr sẽ gửi Festival những tiết mục độc đáo”- Ama Pur, đội trưởng
đội chiêng buôn Kô Siêr cho biết. Đội chiêng buôn Kô Siêr, thành phố Buôn Ma
Thuột đã từng đi biểu diễn ở hàng chục nước trên thế giới, đã dạn dày kinh
nghiệm, nhưng vẫn không lơi là luyện tập. Mùa thu hoạch cà phê đang rất bận rộn
nên các thành viên phải tranh thủ tập vào mỗi tối.
Ban
tổ chức Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2007 dự kiến sẽ đón khoảng 3.000
đại biểu khách mời, nghệ nhân, nghệ sĩ, phóng viên báo chí, các nhà doanh nghiệp
trong dịp này và sẽ đảm bảo nơi ăn nghỉ cho tất cả các đoàn. Công tác chuẩn bị
nơi ăn nghỉ cho các đoàn đã được chuẩn bị chu đáo. Tất cả các cơ sở lưu trú ở
thành phố Buôn Ma Thuột, địa điểm chính diễn ra Festival được rà soát kỹ; kế
hoạch sắp xếp nơi ăn nghỉ cho từng đoàn đã hoàn tất. 46 khách sạn, 34 nhà khách,
nhà nghỉ, với 1.748 phòng Đắc Lắc sẽ đảm bảo tốt nơi ăn, nghỉ cho 3.300 khách.
Ông Nguyễn Huy, trưởng phòng Du lịch, Sở Thương mại-Du lịch Đắc Lắc khẳng định:
“Sẽ không xảy ra hiện tượng “cháy” phòng. Các cơ sở lưu trú đã có phương án tăng
thêm công suất sử dụng phòng lên 10%, để đáp ứng cho 3.600-4.000 khách. Chúng
tôi cũng có thông báo cho các khách sạn phải phục vụ cho thật tốt, chu đáo, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, làm hài lòng du khách”.
Để
có đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng được yêu cầu, Đắc Lắc đã huy động toàn bộ cán
bộ công chức Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh, cán bộ, giáo viên và học sinh
Trường văn hoá nghệ thuật. Đội ngũ này đã được tập huấn, quán triệt nội dung,
nhiệm vụ, chức năng đến từng người, để hướng dẫn nơi ăn ở và đi lại cho các
đoàn. Ông Hoàng Chuyên, Phó Giám đốc Sở Văn hoá-T