Giá cả tăng: Phân hóa giàu nghèo sẽ nhanh và mạnh hơn

10/11/2007 - 22:31

Chỉ số tăng giá đến cuối tháng 10/2007 đã là 8,12% và chưa có nhiều dấu hiệu giá cả sẽ tăng chậm lại, bất chấp mọi nỗ lực chống tăng giá của Chính phủ. Trong bối cảnh tăng giá, cả nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhóm người nghèo vẫn luôn là đối tượng bị tác động nhiều nhất; giá cả tăng một nguyên nhân khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên, những bất bình đẳng xã hội vì thế ngày càng lộ rõ. 

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Ngô Trí Long, Học viện Tài chính - Bộ Tài chính đã trao đổi với báo chí về vấn đề tăng giá trên thị trường và những tác động tới đời sống người dân.

Phó Giáo sư Ngô Trí Long.

Phó Giáo sư Ngô Trí Long - Học viện Tài chính - Bộ Tài chính

- Thưa ông, với tốc độ tăng giá như những tháng vừa qua thì con số 8,5% đã được nhiều chuyên gia và nhà quản lý dự kiến trong công tác điều hành giá chắc sẽ dễ dàng bị vượt qua?

- Mức tăng giá tính đến cuối tháng 10/2007, so với tháng 12/2006 đã là 8,12%. Trong khi đó vẫn còn hai tháng nữa mới hết năm 2007, thời gian còn lại của năm thực sự là một khó khăn, nhiều thách thức đối với công tác điều hành giá cả. Những tháng cuối năm, theo quy luật thường có mức độ tăng giá cao do nhu cầu tiêu dùng và lượng tiền mặt đưa vào lưu thông nhiều... Dự báo của các chuyên gia thì hai tháng cuối năm cố kìm giữ mức tăng giá khoảng 0,3-0,5%. Đây cũng là một mục tiêu rất khó khăn nhưng nếu diễn biến đúng dự báo thì cũng đã vượt qua con số 8,5%.

Tình hình tăng giá năm nay có nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài sự dự kiến của chúng ta như giá thế giới tăng. Đến nay, giá dầu đã lên đến mức 97 USD/thùng, giá vàng đứng trên 800 USD/ounce, giá nguyên liệu tăng cao... trong khi đó, ở trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh rất phức tạp khiến cho việc điều hành, bình ổn giá cả gặp nhiều bất lợi. Trong điều kiện đó, tôi cho rằng, kìm chế tăng giá ở mức một con số, dưới 10%  là có ý nghĩa cho phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

Giá cả các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực vẫn tăng mạnh. Ảnh: Nguyên Sa
- Có một đặc điểm của tăng giá năm nay là giá tăng tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng nhất là lương thực - thực phẩm, nhà ở. Chính vì thế, tăng giá sẽ tác động trực tiếp đến bữa cơm và cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này sẽ tác động thế nào đến người nghèo - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội?

- Giá cả tăng sẽ tác động đến mọi người dân nhưng tác động mạnh nhất là c

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN