Giấc mơ tan vỡ của Condoleezza Rice

06/11/2007 - 14:35

Khi Condoleezza Rice bay vòng quanh thế giới, chắc chắn đôi khi bà sẽ tự hỏi mình đang đi đâu. Hơn 3 năm trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, bà Rice đã lãng phí các cơ hội lớn khi đặt sự tin cậy và lòng trung thành lên trên quan điểm ban đầu của bản thân về thế giới. Vấn đề không phải ở chỗ bà đã đột ngột từ bỏ thuyết duy thực vốn đã đem lại cho mình sự nổi tiếng mà là kết quả của hành động này là một mớ hỗn độn.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice (Ảnh: Forbes)
Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice (Ảnh: Forbes)
Bà Rice không quen với thất bại và phần lớn người Mỹ cũng không quen với ý nghĩ bà là một người thất bại. Theo suy xét của Beltway, bà Rice là ngôi sao sáng trong nhóm cộng sự nhiệm kỳ hai của Tổng thống Mỹ George W. Bush. Bà đã sử dụng sự nhanh nhạy, khả năng phán đoán và phong cách nhằm hướng tới một tiến trình khôn ngoan hơn trên thế giới.

Nhưng nếu hiện tại bà đang quay trở lại với thuyết duy thực thì điều đó xảy ra quá lâu sau thời kỳ lầm lạc trong lòng tin về Đấng cứu thế hậu thảm họa khủng bố 11/9. Bà Rice vẫn là một trong những kiến trúc sư của một chính sách ngoại giao thất thường. Và những gì bà đã làm trên cương vị ngoại trưởng đem lại rất ít hy vọng rằng bà sẽ có thể đảo ngược được kết luận này trong những tháng cuối cùng của chính quyền Bush.

Những bất lợi cho Condi bắt đầu từ thời kỳ u ám khi bà còn là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush trong nhiệm kỳ đầu tiên - có lẽ đây là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử chức vụ này. Nhiệm vụ chính của bà Rice lúc đó là phối hợp các chính sách, nhưng đối với mỗi quyết định bà đã bị các đối thủ nhẫn tâm xung quanh "vượt mặt", đặc biệt là Phó Tổng thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald H. Rumsfeld.

Vì vậy, bà tập trung vào sứ mệnh khác của công việc: cố vấn cho vị tổng thống thiếu kinh nghiệm về các vấn đề đối ngoại. Là "gia sư" cho ông Bush trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2000, bà Rice đã giành được sự tin tưởng của ông. Nó trở thành cơ sở cho quyền lực của bà. Khi bà Rice lên tiếng, mọi người đều hiểu rằng bà đang đại diện ông Bush phát biểu chứ không phải xúc tiến chương trình nghị sự của riêng bà.

Bộ Ngoại giao dường như là nơi bà Rice có thể thực thi quyền hạn tốt nhất. Bà cuối cùng cũng là một người nhập cuộc thực thụ, một bộ trưởng nội các với một ngân sách, một bộ máy quan chức và điều gì đó mà người tiền nhiệm bị bủa vây, Tướng Colin L. Powell, chưa bao giờ có được: sự tiếp cận không giới hạn đối với vị Tổng tư lệnh. Đầu tiên, bà đã làm những điều mà ông Bush từng phản đối - tái thiết lập các cuộc hội đàm hạt nhân với Iran và CHDCND Triều Tiên, thúc đẩy một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về tội phạm chiến tranh ở Sudan - và (không giống như ông Powell) đi công cán rất nhiều nơi.

Những đánh giá ban đầu đều tán t

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích