Giải pháp nào cho vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn?

25/09/2009 - 13:34
Chăm sóc hoa kiểng ở làng nghề hoa kiểng Chợ Lách. Ảnh: K.Thanh

Thứ sáu, đào tạo cho chủ sử dụng lao động và dạy nghề nâng cao chất lượng lao động: Đào tạo những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, cho những người đang muốn trở thành chủ doanh nghiệp trong tương lai. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và giúp đỡ các chủ doanh nghiệp mới tiếp cận các nguồn vốn, xác định các phương án kinh doanh, thông qua thành lập các hội, các câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ… Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH. Đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, cần đào tạo những nghề phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh nâng cao trình độ dân trí, thành lập các quỹ khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ lãi suất cho sinh viên vay để giúp đỡ mọi sinh viên có cơ hội học tập.

Thứ bảy, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm và xây dựng sàn giao dịch việc làm: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề. Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng trang bị cho người lao động có đầy đủ kiến thức khoa học chuyên ngành thông qua liên doanh, liên kết với các trường đại học, cao đẳng để mở các lớp đào tạo. Mở rộng khai thác ngành nghề mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nắm bắt nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động của các doanh nghiệp để đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm cho các lao động tìm được việc làm phù hợp, thông qua Sàn giao dịch việc làm.

Thứ tám, hoàn thiện cơ chế chính sách về lao động, việc làm và giải quyết thất nghiệp: Hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động, có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn ở khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển nguồn lao động. Có chính sách thu hút nhân tài đang công tác, sinh sống ở các vùng, miền trong và ngoài nước. Ưu đãi, tôn vinh các nhân tài và lao động giỏi trong tỉnh. Thực hiện các chính sách tài chính tích cực để tăng độ co giãn của cầu lao động như: Chính sách tiền lương, tiền công và khen thưởng cho người lao động, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và chiếu cố công bằng xã hội.

Thứ chín, hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về lao động, việc làm: Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý chặt chẽ đối với cán bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện của cán bộ, kịp thời động viên khen thưởng, chấn chỉnh những hạn chế thiếu sót. Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý lao động việc làm, nhất là cán bộ cấp cơ sở. Phát triển và mở rộng mạng lưới cộng tác viên làm công tác lao động, việc làm…

 Trong những năm qua công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp ở Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tương lai, cầu Hàm Luông hoàn thành, Bến Tre có điều kiện mở rộng giao thương và phát triển công nghiệp, hy vọng những giải pháp trên sẽ làm tăng thêm hiệu quả và góp phần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho quá trình CNH – HĐH tỉnh nhà.

Đỗ Thị Mai

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích