17 gương điển hình đại diện cho hơn 140 đại biểu đến từ 14 tỉnh trong khu vực tham gia giao lưu lần này là những người có những hành động làm theo cụ thể, được các cấp ủy giới thiệu. Họ là những tấm gương dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và được cộng đồng những người xung quanh ủng hộ cùng làm theo, góp phần tạo nền tảng đạo đức xã hội tốt đẹp hơn.
Khu vực miền Trung – Tây nguyên với nhiều đồng bào dân tộc khác nhau nhưng đã cùng chung sức, chung lòng hướng theo Đảng, theo Bác Hồ. Học tập Bác, những người con của các dân tộc Pa Cô, Êđê, Raglai, Tà Ôi, Vân Kiều, Chăm… hôm nay đã có nhiều việc làm thiết thực xây dựng quê hương ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về đoàn kết, sống thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Bà Phạm Thị Minh Trang, Bí thư chi bộ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc. Tcty cổ phần y tế DANAMECO Đà Nẵng. Là người đứng đầu đơn vị, chị luôn học được ở Bác Hồ đức tính “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Bản thân chị đã nhận được nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen của các cấp.
Hồ Thị Đoá, Bí thư chi bộ bản Cẩm Ly, xã Ngân Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình. Là người dân tộc Vân Kiều, đồng chí đã lãnh đạo và thực hiện tốt Cuộc vận động, đưa đời sống của đồng bào dân tộc Vân kiều ngày càng khá hơn, hộ nghoè giảm xuống còn 15%, xây dựng bản làng đạt danh hiệu Bản làng văn hoá; chi bộ TSVM; gia đình văn hoá tiêu biểu; có 3 con vào Đại học.
Anh Thưuh, sinh năm 1980, Bí thư chi đoàn xã Hà Tây, huyện Chư Păh, Gia Lai. Xã anh cách trung tâm huyện 40 km, đời sống của đồng bào nói chung và thanh niên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Bằng khả năng tập hợp và thuyết phục của mình, anh đã vận động thanh niên trong xã lao động gây quỹ được 20 triệu đồng để đoàn thanh niên hoạt động. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đoàn viên trong xã được nâng cao.
Ông Võ Bách, Cán bộ hưu trí thôn Phú Hoà, Tây Xuân, Tây Sơn, Bình Định là người đã đem gia tài của gia đình ra thế chấp vay tiền để làm đường bê tông hoá cho nhân dân, sau đó mới đứng ra vận động bà con cùng đóng góp. Yêu thương những người xung quanh. Cả 2 vợ chồng ông đều có những hành động cụ thể giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn
Ông Nguyễn Văn Quang, CCB xã Hàm Đức, huyệ Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Là thương bình thương tật 91%, nhưng ông vẫn sống kiên cường, xây dựng kinh tế gia đình, giúp đỡ đồng bào nghèo trong thôn. Đặc biệt thường xuyên tham gia bắt bọn trộm, cướp, giữ gìn an ninh trật tự cho xóm làng.
Ông Phạm Văn Chung, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông. Người đã có nhiều ý kiến đề xuất đổi mới phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhớ đó, đời sống kinh tế của nhân dân phường ngày càng phát triển.
Ông Nguyễn Văn Quang, CCB xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Là thương bình thương tật 91%, nhưng ông vẫn sống kiên cường, xây dựng kinh tế gia đình, giúp đỡ đồng bào nghèo trong thôn. Đặc biệt thường xuyên tham gia bắt bọn trộm, cướp, giữ gìn an ninh trật tự cho xóm làng.
Ông Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó KSHC, Đồn biên phòng 352, Bộ đội BP tỉnh Phú Yên. Ông được giao nhiệm vụ phụ trách kiểm soát tàu thuyền tại phường 6, Tuy Hoà. Bản thân anh đã không quản khó khăn vất vả nhất là lúc mưa bão vẫn liên tục lên máy đàm trực tiếp giữ thông tin liên lạc với các phương tiện của ngư dân đang làm ăn trên biển đề nắm tình hình và hướng dẫn bà con khi có sự cố xảy ra. Từ năm 2007 đến nay, ông đã trực tiếp đàm thoại hướng dẫn cho ngư dân cứu nạn được 11 người Philippin đi trên 2 phương tiện bị chìm trên biển, đưa vào bờ an toàn; Thông báo bão, áp thấp nhiệt đới cho hơn 1.000 phương tiện, hướng dẫn lai dắt 97 phương tiện bị hư hỏng máy…
Phạm Ngọc Viên, Thượng úy, Công an tỉnh Quảng Nam. Nhận thức đúng đắn về 6 điều Bác Hồ dạy và thực hiện Cuộc vận động “Công an nhân dân: vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, anh Viên đã sống và làm việc hết mình vì nhân dân phục vụ. Anh đã được UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong công tác năm 2008; Ban chỉ đạo 127 Trung ương tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; Giấy khen về Điển hình tiên tiến trong 2 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông. Người luôn có tình yêu thương những bệnh nhân nghèo, luôn tìm mọi cách để giành lại sự sống cho từng người, tận tình cứu chữa người bệnh đúng như lời Bác dạy “lương y như từ mẫu”. Ông đã được Chủ tịch nước tặng bằng khen và phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, ông còn nhận được 12 Bằng khen của Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh, liên đoàn lao động tỉnh và nhiều giấy khen khác.
Ông Chamaléa Tiếp, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Bác Ái, Ninh Thuận.Từ khi làm Bí thư Huyện uỷ đến lúc về hưu, ông luôn tích cực, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, cùng đồng bào dân tộc Raglai Bác Ái một lòng một dạ “ăn lời Đảng, lời Bác”.
AHLLVT Hồ Vai, huyện A Lưới, Thừa Thiên- Huế. Người đã dành cả đời trai trẻ để đánh giặc Mỹ xâm lược và xây dựng quê hương, nửa đời còn lại dành cho những đứa trẻ mồ côi và tàn tật. Là Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện A Lưới, ông tình nguyện không hưởng lương mà còn đi khắp nơi quyên góp, vận động được hàng tỷ đồng giúp người nghèo và các cháu mồ côi, tàn tật trong tỉnh. Ông cũng đã vinh dự có 4 lần được gặp Bác Hồ khi Người còn sống.
Đại úy Phạm Việt Hưng, Đội phó đội CSĐTTP về TTXH, CA huyện Đức Linh, Bình Thuận. Một điều tra viên luôn giữ đúng phẩm chất trong sạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không tiêu cực, sách nhiễu nhân dân. Bản thân trực tiếp điều tra hàng trăm vụ án các loại trong đó có những vụ trọng án, đem lại bình yên cuộc sống cho nhân dân.
Thượng tá Trần Hữu Lưu, Đội trưởng đội 584, Đảng bộ phòng chính trị, Đảng bộ BCH quân sự tỉnh Quảng Trị. Là người hơn 10 năm liền vượt qua bao khó khăn, gian khổ đi tìm hài cốt đồng đội đã hy sinh trên nước bạn Lào. Vì thành tích đó, hiện nay anh đang làm hồ sơ đề nghị Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVT.
Ông Hồ Xuân Hiếu, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Đã có 37 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho nhà máy hàng tỷ đồng. Được LĐLĐ Việt Nam tặng giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh đợt đầu tiên năm 2008.
Ông Hoàng Thái Tôn, Phó Bí thư Đảng ủy,Bí thư chi bộ cơ quan XN khai thác và DV thủy sản Khánh Hoà. Người luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mọi cương vị: Chủ nhiệm UB Kiểm tra, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn…Quan điểm của anh là tự mình làm trước, sau đó mới chỉ đạo và triển khai ở Đảng bộ, chi bộ, như vậy mới chiếm được lòng tin của mọi người.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Hội CCB xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Từ Hà Nam vào lập nghiệp, xây dựng kinh tế mới tại Phước Cát 1, ông đã vượt qua bao khó khăn để có một cơ ngơi khang trang. Xưởng xay sát gạo và trang trại chăn nuôi của ông đã giúp cho nhiều lao động xung quanh có việc làm và thu nhập ổn định. Ông đã tích cực tham gia và công tác từ thiện, xã hội mỗi năm 70-80 triệu đồng.
Anh Bùi Thanh, cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Krông Păc, Đăk Lăk. Với phương châm “chưa hoàn thành công việc, chưa rời khỏi cơ quan”, Bùi Thanh đã hoàn thành tất cả các công việc trong ngày. Là cán bộ tuyên giáo, Thanh đã học tiếng Êđê thành thạo để giao tiếp và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, không nghe lời kẻ xấu gây mất trật tự an ninh, xã hội trên địa bàn.