Giao thông Pháp lại tê liệt vì đình công

14/11/2007 - 10:34

Ảnh Reuters.

Các công nhân đường sắt tối 13/11 bắt đầu cuộc đình công vô thời hạn trên toàn quốc nhằm phản đối kế hoạch cải tổ lương hưu của Tổng thống Sarkozy

Các nhân viên tòa án dự định xuống đường vào ngày 29/11 trong khi các công đoàn ngành dự báo thời tiết Pháp tuyên bố đình công từ 20/11.

Hôm qua (13/11), cảnh sát đã dùng dùi cui và hơi cay để giải tán cuộc biểu tình của sinh viên tại một trường đại học ở Paris chỉ vài giờ trước khi cuộc đình công diễn ra nhằm phản đối kế hoạch bãi bỏ trợ cấp hưu trí.

"14/11 sẽ là ngày đen tối đối với lữ khách và có lẽ những ngày tiếp theo cũng như vậy", Bộ trưởng Lao động Xavier Bertrand nói. Quan chức này vừa có cuộc gặp vào phút cuối với lãnh đạo của CGT - công đoàn lớn nhất trong ngành giao thông.

"Hàng triệu người Pháp sẽ bị tước bỏ quyền tự do cơ bản, quyền được đi lại và có lẽ là làm việc", Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước Quốc hội.

Khi đình công diễn ra chỉ có 90 trong số 700 tàu cao tốc TGV còn hoạt động, dịch vụ giao thông giành cho người đi làm bằng vé tháng sẽ bị ngừng ở vùng Paris và tại thủ đô hệ thống tàu điện ngầm sẽ hầu như không hoạt động, cơ quan điều hành metro RATP và đường sắt SNCF cho hay.

Theo tin từ các khách sạn ở Paris, hơn 25% đơn đặt phòng trong tuần này của họ đã bị hủy vì đình công.

Vài giờ trước khi cuộc bãi công của ngành đường sắt diễn ra, Tổng thống Sarkozy đã tái khẳng định quyết tâm tiến hành cải tổ kinh tế tới cùng. Nhà lãnh đạo này nói ông được ủy nhiệm để tiến hành các thay đổi. "Tôi sẽ tiến hành cải tổ đến cùng. Không gì có thể khiến tôi từ bỏ kế hoạch", Tổng thống Sarkozy phát biểu tại Nghị viện châu Âu trong chuyến thăm Strasbourg. "Người Pháp ủng hộ cải tổ. Tôi đã nói với họ tất cả từ trước khi bầu cử diễn ra vì vậy tôi có thể làm những gì cần thiết sau đó".

Người phát ngôn của Tổng thống David Martinon cho hay, ông Sarkozy đã triệu tập một cuộc họp với các giám đốc của công ty đường sắt quốc gia SNCF, các ngành phục vụ công cộng là RATP, điện EDF và khí GDF nhằm "đánh giá tình hình và những gì sẽ diễn ra trong các ngày sắp tới.

Hiện, công đoàn kêu gọi đình công vô thời hạn trong khi các nhà điều hành nghĩ rằng sự đình trệ rộng khắp chỉ kéo dài tới tuần sau khi các viên chức, giáo viên và các nhân viên ngành công cộng tiến hành biểu tình.

Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là những ưu tiên về lương hưu cho phép một số viên chức về hưu ở tuổi 50. Hiện, nhà nước Pháp đang đổ khoảng 5 tỷ euro một năm vào quỹ hưu trí đặc biệt vì thu không đủ chi. Lần cuối cùng mà Chính phủ Pháp định cải tổ hệ thống lương hưu đặc biệt là năm 1995. Ba tuần đình công và biểu tình đã buộc Tổng thống lúc đó Jacques Chirac phải nhượng bộ.

Lúc này, các cuộc thăm dò cho thấy, ông Sarkozy đang đư

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN