Hạnh phúc bên đời

25/09/2007 - 11:16

Có những điều đứng đơn côi tưởng chừng vô nghĩa nhưng xếp lại bên nhau thì trở thành bản tình ca tuyệt đẹp.

Chị, 61 tuổi rồi, nay mai lên chức bà, mà cứ gieo vào lòng người đối diện cảm giác "thời gian không là gì", với ánh mắt, nụ cười thân thiện, đúng kiểu "thanh niên xung phong".

 

Anh- đã vào hàng bảy mươi. Anh bộ đội ngày nào sống cạnh cô thanh niên xung phong, một cuộc sống làm nhiều người ngưỡng mộ.

 

Ngày hai người về với nhau, cao nhất là đã tìm được một bờ vai để lúc tuổi cao, xế bóng nương tựa nhau, và bước qua không ít nỗi niềm. Bởi lẽ, chị- từ chiến trường trở về trên đôi nạng gỗ; anh thì gởi lại nơi ấy đôi mắt thanh xuân. Vậy nhưng, ý chí sống vẫn hừng hực trong huyết quản. Ở trại thương binh lúc bấy giờ, ai cũng vun vào cho mối tình cao thượng ấy. Cuộc sống vốn vẫn hào phóng cho những ai biết ước mơ.

 

Chuyện bây giờ mới kể.

 

Sinh ra trong gia đình đầy đủ nếp, tẻ ở Cẩm Sơn (Mỏ Cày), 17 tuổi Phương nuôi chí lên đường phục vụ cách mạng như các anh của mình. Mặc dù có anh trai  là liệt sĩ. Má bảo, mày là con gái chịu cực khổ được không. Hễ đi thì phải làm rỡ ràng gia đình chứ má không thể sống nhục với hàng xóm chẳng may con yếu lòng… Đã quyết tâm, Phương gói quần áo đi tuốt lên R làm thanh niên xung phong. Thôi thì đủ việc cần những người như Phương, cáng thương binh, tải đạn Phương làm tất. Thêm chuyện khác, tuổi ấy, Phương đã có… chồng; lại là bộ đội hẳn hoi. Phương muốn dành cho chồng một niềm vui bất ngờ. Nhưng đâu ngờ bí mật của cô chẳng bao giờ được bật mí với anh vì cái ngày anh hy sinh cũng là lúc cô chân ướt chân ráo đời thanh niên xung phong. Đâu chỉ có thế, ít lâu sau, Phương biết thêm một tin đau điếng: phải cưa chân. Đó là năm 1967. Đến bây giờ trong tâm trí Phương vẫn nhớ hoài hình ảnh đồng đội ròng rã 7 ngày mới đưa cô đến được quân y sau khi bị trái nổ dập nát chân. "Hoại tử rồi. Muốn cứu người phải bỏ chân thôi. Không còn cách nào khác". Y lệnh của bác sĩ là mọi người rớt nước mắt, khi nghĩ tới ngày mai của một cô gái mới 20 tuổi.

 

Đau? Làm sao tránh khỏi những ngày đầu đối mặt thực tế. Nhưng cuộc sống đâu chỉ chấp nhận mà phải biết vượt qua, trước hết là chiến thắng bản thân mình. Phương dần dần tĩnh tâm. Cô được trên đưa về Trường Đoàn, trường Hành chánh công tác. Dù giữ chân bán căng-tin thôi nhưng Phương vui vì thương binh như mình vẫn phục vụ tốt cho xã hội. Vậy nhưng, nhiều đêm nhìn bóng lẻ trên tường Phương không khỏi thốt tiếng thở dài.

 

Năm 1981 cô về địa chỉ mới: trạ

Ngọc Diệu

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN