Họa sĩ Lê Lam - Vị sứ giả thời gian

25/09/2007 - 17:58

Từng du học mấy năm ở Liên Xô, hứa hẹn tương lai dễ dàng thực hiện ước mơ nhà lầu, xe hơi, êm đềm với vợ đẹp con xinh, vậy mà họa sĩ Lê Lam gác tất cả sang một bên, xin về chiến trường- đang trong giai đoạn chiến tranh ác liệt. Khi ấy, vợ chồng ông đã có con đầu lòng. Theo chân ba người anh, ông xung phong vào Nam, theo tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu đất nước. Ông chiến đấu bằng chính trái tim và đôi tay tài hoa của người nghệ sĩ.

Đến Bến Tre từ năm 1966 đến đầu năm 1968, người trai đất Hà thành đã sống, sáng tác như một người con quê hương Đồng Khởi thứ thiệt. Ông học mọi thứ từ những người quanh mình. Và, ông-một chứng nhân lịch sử- đã thổi sức sống mới ấy vào những tác phẩm của mình. Trong chặng đường 60 năm làm nghệ thuật, Lê Lam có 10 năm gắn bó với miền Nam, với những Bến Tre, Long An, Tây Ninh... Trong những ngày cuối tháng 5-2007, họa sĩ Lê Lam, ở tuổi 77, một lần nữa sống lại nơi từng cưu mang ôngi9. Vòng tay ôm siết, nước mắt tuôn rơi trên những gương mặt đầy vết chân chim. Lạ thật! Thời gian như cuốn trôi mọi thứ, vốn không thể vĩnh hằng, nhưng đành bất lực trước tình cảm của con người. Trong lòng những bác, những thím ở An Thạnh (Mỏ Cày), họa sĩ Lê Lam vẫn là “anh ba Lê Lam” ngày nào. Như ròng rã hai tháng trời cô Bảy Nhiễm chăm từng miếng cơm, ly nước cho tay họa sĩ thêm chắc để hoàn thành tác phẩm. Và sau đó cùng ông đưa bức tranh Dừng lại ra treo cổ động ở Cầu Tàu, ngay chợ Thom. Trong tranh, chị Tư Cào (người Long An) dang tay không chặn đầu xe tăng địch, không cho chúng chạy vào đồng lúa. Ngoài cái thần sắc mà chỉ riêng mỹ thuật mới lột tả được, Lê Lam còn thổi vào đó một bản anh hùng ca, dành riêng cho người nông dân, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam, sau một lần tạng mặt chị Tư. Ở cái tuổi “tri thiên mệnh”, họa sĩ Lê Lam thừa nhận, trong cuộc đời này, có ba người phụ nữ làm ông đặc biệt kính trọng; đó là nữ tướng Nguyễn Thị Định, luật sư Nguyễn Bá Thành và chị Tư Cào. Và, ông đã trải tâm sự này lên trang giấy, khi đến thắp nén hương tại đền thờ nữ tướng, ở Lương Hòa (Giồng Trôm). Tranh của họa sĩ Lê Lam đã nổi tiếng ở tỉnh bấy giờ lại càng thêm nổi tiếng và được… bảo quản kỹ, mà người góp công không nhỏ lại chính là… giặc Mỹ. Theo hồi tưởng của những người có mặt tại thời điểm ấy, giặc cho bobo chạy vào Cầu Tàu, rinh bức tranh chở đi. Vô tình chúng “triển lãm” bức tranh suốt con đường tháo chạy. Nghe đâu sau đó chúng đưa về nước, đến hôm nay vẫn còn?

 

Sau giải phóng, đôi lần về lại Bến Tre, được tận mắt chứng kiến quê hương một thời gắn bó thay da đổi thịt, ông không kiềm được niềm vui. Những khu di tích danh nhân văn hóa, những công trình thế kỷ kia được chắt chiu từ bao đời nay sừng sững uy nghiêm. Vừa xuống xe, lau nhanh giọt mồ hôi còn vương trên má, Lê Lam bật thốt: “Tuyệt dời”! Từ ngữ rất ư là Nam bộ, ông nhắc đến  công trình cầu Rạch Miễu. Bến Tre có thêm nhiều cơ hội phát triển mở mang khi cầu thông, đường thoáng. Nói đến sông nước, họa sĩ Lê Lam lại đau đáu một nỗi niềm, như thấy mình còn nợ nơi này nhiều lắm, nhất là những ba, những má lui cui bơi xuồng tìm gỗ cho ông làm tranh… Họa sĩ Trường Chăm có

Ngọc Diệu

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN