Hội nhập sâu sẽ thêm nhiều thách thức lớn

13/01/2008 - 16:07

Sau một năm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhập siêu lớn, chất lượng tăng trưởng của một số ngành hàng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ còn thấp…

Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 1 năm ngày Việt Nam gia nhập WTO tổ chức tối ngày 11/1, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định khả năng và sức hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau 1 năm là thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu, với nhiều kỷ lục mới về kinh tế đối ngoại và những chuyển biến rõ nét trong nội tại nền kinh tế.

Phó Thủ tướng đồng thời cũng chỉ ra rằng, những kết quả đạt được vừa qua mới chỉ là những thành công ban đầu và Việt Nam sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới cùng với việc thực hiện một cách đầy đủ các cam kết của WTO.

Những thành công đáng ghi nhớ

Sau một năm gia nhập WTO, thành công tiêu biểu nhất của Việt Nam là tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến, đạt 8,5%, cao nhất trong 10 năm qua. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 59 tỷ USD. Nhìn chung, các tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam là rất tích cực.

Một điều quan trọng là đa số các doanh nghiệp và ngành hàng của Việt Nam kể cả sản xuất và dịch vụ đã bước đầu tỏ ra có đủ khả năng đối phó với các thách thức. Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phát triển rất ngoạn mục, chiếm 56,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Ông Ngô Quang Xuân - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: “Ấn tượng nhất là nguồn đầu tư vào Việt Nam năm 2007 bằng cả 5 năm từ 2000-2006.  Lý do chính mà các nhà đầu tư nước ngoài có mặt ngày càng nhiều là Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Với 20,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù vốn giải ngân có hạn chế, nhưng rõ ràng điều này củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án sẽ tác động đến nền kinh tế rất tích cực”.

Về dịch vụ, chỉ nói riêng một ngành nhạy cảm là tài chính – ngân hàng với khả năng cạnh tranh còn chưa cao nhưng cũng đã có những bước đi lên rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng của các dòng vốn chu chuyển qua hệ

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN