|
Bà Nguyễn Thị Ren đến cảm ơn Hội sau khi được mổ tim trở về. Ảnh: Huỳnh Thi. |
Đã lâu lắm, nụ cười mới thật sự nở trên gương mặt của người phụ nữ bước qua tuổi lục tuần. Nếu chỉ những nhọc nhằn của cuộc sống thì chẳng bao giờ tâm hồn tươi trẻ người phụ nữ bị héo mòn đến thế. Bởi một thời, bà là thanh niên xung phong với bí danh Ngô Thị Thành.
Sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đang diễn ra ác liệt cả hai miền. Người con gái vừa tuổi trăng tròn Nguyễn Thị Ren cũng theo anh chị xung phong ra trận. Bà làm giao liên mật rồi theo bộ đội vào chiến trường miền Đông, công tác ở cục hậu cần miền. Mái tóc dài đã bao lần bị cắt, miệng đã từng nhai nuốt vội thư mật, bà còn sợ gì những vất vả, gian truân! Những tháng ngày nhai củ nần dưới góc rừng khô cháy bỏng, không ít dồng đội trạc tuổi bà đã vĩnh viễn ra đi. Bà là một trong những người may mắn sống sót nhưng…. bệnh tật cứ đeo bám suốt quãng thời gian dài, tính đến nay đã hơn 40 năm. Có thể do ảnh hưởng những lần Mỹ rãi chất độc hóa học nơi bà đi làm nhiệm vụ (1967).
Ấp Tân Điền, xã Thành Thới B (Mỏ Cày) là nơi bà xây dựng mái ấm, với anh bộ đội phục viên. Cặp cột - món quà đặc biệt của chiến khu đến nay vẫn vững chắc cho ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng bà. Cuộc sống vốn khó nhưng tràn đầy hạnh phúc. Hạnh phúc hơn khi nhà rộn rã tiếng nô đùa trẻ thơ. 4 đứa con lần lượt ra đời trong may mắn, bà mừng rơi nước mắt. Nuôi con khôn lớn bằng mấy công đất vườn tạp quả là rất khó khăn. Thế nhưng, vợ chồng bà đã vượt qua. Một hôm bà ngất đi, bác sĩ cho hay: Bà bị bệnh tim và đang rất nặng. Thì ra, bà đã bị bệnh tim từ rất lâu nhưng vì nghèo nên bà cố gắng chịu đựng. Có lúc bà trị cầm chừng, 1 tháng 1 lần, sau này 3-4 tháng mới đi tái khám. Mấy công đất nuôi cả gia đình dần dần theo bệnh mà đi, chỉ còn lại một công để đắp đổi cơm cá qua ngày. Dù con lớn, đã có gia đình nhưng ai cũng nghèo. Anh bộ đội phục viên ngày nào phải rời quê lên thành phố làm mướn, mỗi tháng cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. 25 triệu vay ngân hàng để chạy chữa thuốc thang rồi cũng hết nhưng cơn đau cứ mãi hoành hành. Đến khi, một bác sĩ ở Viện tim Tp. HCM mách cho địa chỉ cần tìm đến.
Bước lên bậc cầu thang Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và người tàn tật tỉnh trong sự dìu dắt của hai đứa con, bà hy vọng: Mình sẽ được cứu sống!. Quả là tình đồng đội như một phép màu. Chủ tịch Hội- Huỳnh Văn Cam, Phó chủ tịch Hội - Trần Công Ngữ, bác sĩ Lê Khanh – Mai Vân… đều là những người từng xông pha chiến trường như bà. Phải làm gì đó cho đồng đội của mình! Sống nhọc nhằn suốt những năm tháng chiến tranh đã là quá đủ với người phụ nữ chân yếu tay mềm! Một huân chương kháng chiến hạng nhì và 65.000 đồng tiền