 |
hủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Trọng Đức - TTXVN) |
Chiều 26-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức Hội thảo "Ủy ban về các vấn đề xã hội với chính sách, pháp luật thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội". Hội thảo được tổ chức nhân dịp 40 năm Ngày thành lập Ủy ban Y tế và Xã hội- tiền thân của Ủy ban về các vấn đề xã hội ( 2-7-1976 – 2-7-2016).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và
phát biểu tại Hội thảo. Cùng dự có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ
tịch nước; Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các thế
hệ thành viên của Ủy ban.
Khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho
biết cách đây 40 năm, chính tại nơi đây – Hội trường Ba Đình, ngày 2-7-1976 tại
kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, kỳ họp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước,
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về vấn đề thành lập các Ủy ban của Quốc hội,
trong đó có Ủy ban Y tế và Xã hội – tiền thân của Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Với cố gắng, nỗ lực, quyết tâm đổi mới, chủ động, sáng tạo, Ủy ban đã góp phần
đáng kể trong xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật xã hội bao gồm các
lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, dân số, chính
sách ưu đãi người có công và chính sách thúc đẩy bình đẳng giới... và nâng cao
hiệu quả thực hiện, hướng đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước ta.
Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh nêu rõ: Tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu phát
triển, đồng thời là một thước đo sự phát triển xã hội của quốc gia. Ở nước ta,
giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội luôn là định hướng chiến lược của Đảng trong phát triển và
đây cũng là giải pháp quan trọng để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong
quá trình phát triển đất nước. Là cơ quan tham mưu của Quốc hội về lĩnh vực xã
hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội luôn ý thức trách nhiệm của mình trên cả hai
phương diện xây dựng/thẩm tra chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện nhằm
mục tiêu này.
Điểm lại chặng đường 40 năm hoạt động, phát triển và thúc đẩy tiến bộ, công
bằng xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Tiên cho biết số lượng luật và
pháp lệnh của Ủy ban tham gia chiếm khoảng 10% so với số lượng luật, pháp lệnh
của Quốc hội đã thông qua. Từ khóa VI-VIII, các nội dung giám sát của Ủy ban
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ngưởi có công với cách mạng, lao động, tiền
lương, y tế, chính sách sức khỏe nhân dân... Từ khóa IX đến nay, công tác giám
sát của Ủy ban tăng nhanh về số lượng, nội dung, tính chất và bao quát toàn
diện các lĩnh vực của xã hội. Trên các lĩnh vực hoạt động của Ủy ban, đã để lại
những dấu ấn cụ thể, trong đó mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách với người
có công với cách mạng, việc tiếp cận chính sách công khai, thuận lợi; Ủy ban đã
gióp phần thúc đẩy, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ chính sách pháp luật về bình
đẳng giới...
Là Bộ đa lĩnh vực, gắn liền với đời sống nhân dân, Bộ trưởng Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định trong quá trình hoạt động của
mình, Ủy ban đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ trên các lĩnh vực hoạt động. Nêu
lên 4 nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ tập trung
thực hiện trong thời gian tới gồm: rà soát lại toàn bộ chính sách liên quan tới
người có công; vấn đề dạy nghề gắn với thị trường lao động, việc làm, tiền
lương...; quan hệ lao động và tổ chức người lao động khi Việt Nam tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); các vấn đề về an sinh xã hội, bình
đẳng giới..., Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong rằng Ủy ban về các vấn đề xã hội với
nhiệm vụ của mình sẽ tiếp tục gắn bó, tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội trong đề xuất pháp luật và giám sát thực
hiện...
Phát biểu với Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự vui
mừng dự Hội thảo do Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức nhân dịp kỷ niệm chặng
đường 40 năm từ khi Ủy ban Y tế và Xã hội của Quốc hội khóa VI đến Ủy ban về
các vấn đề xã hội hiện nay. Chủ tịch đánh giá đây là cơ hội đáng trân trọng để
cùng nhìn lại những chặng đường đã đi qua trên con đường xây dựng và hoàn thiện
thể chế chính sách nhằm thúc đẩy những giá trị tiến bộ và công bằng xã hội vì
con người. Điểm lại chặng đường của Ủy ban, Chủ tịch Quốc hội khẳng định suốt
40 năm qua, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã khẳng định vai trò tham mưu và sự
đóng góp thiết thực của mình vào những thành tựu quan trọng của sự phát triển
thể chế chính sách xã hội.
Chủ
tịch Quốc hội nêu rõ: Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn
dành mối quan tâm mang tính chiến lược đến việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Cùng với thực tiễn sinh động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất
nước, mục tiêu và nội dung của chính sách xã hội đã có những bước tiến mạnh mẽ,
được thể hiện cô đọng, sâu sắc trong các văn kiện của Đảng, Cương lĩnh phát
triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, được sửa
đổi, bổ sung năm 2011. Với quan điểm “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì
con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân”,
Đảng ta đã xác định mục tiêu của chính sách xã hội “Bảo đảm công bằng, bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển
kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong
xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất”.
Nêu rõ đích đến của mọi chính sách xã hội đều nhằm xây dựng và phát triển con
người, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh
hóa xã hội và hướng tới phát triển bền vững, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân đánh giá bám sát định hướng đó, từ Quốc hội khóa VIII (1987 - 1991) đến
nay, hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực xã hội đã từng bước hình thành,
vận động tích cực, chính sách đó không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chủ
tịch Quốc hội nêu rõ: Bằng tâm huyết, trách nhiệm và những nỗ lực không ngừng,
bằng cách làm dân chủ, cầu thị và tư duy phản biện, các thế hệ thành viên Ủy
ban có quyền tự hào về những dấu ấn đã để lại trong mỗi chính sách và trong mỗi
giai đoạn phát triển của từng chính sách xã hội, từ đó định hình lên truyền
thống, phong cách, thương hiệu rất riêng của Ủy ban về các vấn đề xã hội. Với
sự năng động, sáng tạo, phát huy trí tuệ tập thể và không ngừng đổi mới, Ủy ban
đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới, mở rộng dân chủ hoạt động của Quốc
hội và để lại những tình cảm thắm thiết của cử tri với Ủy ban. Là một trong hai
Ủy ban của Quốc hội trình sáng kiến pháp luật và chủ trì soạn thảo, trình Quốc
hội thông qua dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình; đi tiên phong trong các
hoạt động tham vấn công chúng, tổ chức các phiên giải trình, các hoạt động về
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh
vực hoạt động chuyên môn của Ủy ban… Trên chặng đường từ Ủy ban Y tế và Xã hội
đến Ủy ban về các vấn đề xã hội hôm nay, phạm vi phụ trách và chức năng, nhiệm
vụ của Ủy ban ngày càng được mở rộng. Hoạt động của Ủy ban được Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội và cử tri ghi nhận, đánh giá cao của Quốc hội, của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực và thành
tích mà tập thể Ủy ban về các vấn đề xã hội qua các nhiệm kỳ đã xây đắp, vun
trồng trong suốt 40 năm qua và tin tưởng rằng, bằng sự trân trọng, gìn giữ,
phát huy truyền thống quý báu, Ủy ban về các vấn đề xã hội khóa XIV và các
nhiệm kỳ tiếp theo sẽ nối dài những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp thúc đẩy
các giá trị công bằng và tiến bộ xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Hội
thảo là diễn đàn để các đại biểu, bằng kiến thức, trải nghiệm của mình, thảo
luận về đóng góp của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong xây dựng, thực hiện
chính sách, pháp luật qua 40 năm thành lập và phát triển cũng như định hướng
các chính sách xã hội nói chung và một số chính sách xã hội trong thời gian tới
nhằm mục tiêu thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Trong phiên làm việc đầu
tiên, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá quá trình phát triển của Ủy ban, những
kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban 40 năm qua cần phải kế thừa,
phát huy, những vấn đề cần tiếp tục đổi mới để thực hiện các chức năng thẩm
tra, giám sát, kiến nghị; kinh nghiệm, bài học về sự tạo sự gắn kết mật thiết
giữa Ủy ban về các vấn đề xã hội với các bộ, ngành, các đoàn đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương, với chuyên
gia, nhà nghiên cứu... Tại phiên thứ hai, các đại biểu tập trung thảo luận
chính sách, pháp luật và lao động, giảm nghèo, trong đó tập trung về những đổi
mới và định hướng chính sách giảm nghèo trong thời gian tới; pháp luật về lao
động, công đoàn đáp ứng nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cam kết
trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương...
Hội
thảo dự kiến sẽ diễn ra hết ngày mai 27-6./.