Hướng dẫn tiêu chí xây dựng hệ thống ao nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y

12/03/2010 - 08:40
Thiết kế ao nuôi ngày càng hoàn chỉnh hơn. Ảnh: H.H

1. Về vị trí cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm:

- Phải nằm trong vùng quy hoạch.

- Có hệ thống kênh cấp và kênh thoát ngoài cơ sở nuôi.

Riêng đối với ao nuôi tôm chân trắng phải tách biệt với ao nuôi, nguồn lợi khác, nếu nuôi cùng với tôm sú trong một ao nuôi thì không được cấp giấy chứng nhận.

2. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật: Có khu hành chính, nhà ở công nhân. Có khu vực phòng xét nghiệm. Có khu vực nhà kho bảo quản thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vật tư... Khuyến khích xây dựng nơi ương giống thủy sản (đối với giống cá tra). Hình dạng ao: Hình vuông hay hình chữ nhật, bờ ao phải được xây dựng chắc chắn, không rò rỉ. Có quạt nước, các dụng cụ đo các yếu tố môi trường, dụng cụ cho ăn. Có nhà vệ sinh tách biệt khu vực nuôi.

3. Về hệ thống cấp, thoát nước: Có kênh cấp và kênh thoát nước. Có ao lắng cấp = 15% diện tích mặt nước nuôi.

4. Về hệ thống xử lý nước thải, chất thải: Có ao xử lý nước thải = 10% diện tích mặt nước nuôi, đối với nuôi tôm sú, tôm chân trắng thì bắt buộc phải có ao chứa nước thải. Phải có ao (khu vực) chứa bùn = 5% diện tích mặt nước nuôi, nếu không có không được cấp giấy chứng nhận.

5. Về thực hành sản xuất: Thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam. Nếu sử dụng ít nhất một loại thuốc cấm thì không cấp giấy chứng nhận. Thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học… đảm bảo chất lượng, được bảo quản theo từng nhóm chủng loại riêng biệt, không có tác động xấu vào môi trường và không là nguồn lây nhiễm chéo. Tất cả các ao nuôi sau mỗi đợt sản xuất phải được làm vệ sinh, tất cả lượng cặn bã, bùn đáy ao được đưa vào khu vực chứa bùn, khuyến khích dùng chế phẩm sinh học để cải tạo đáy ao. Có thời gian cách ly giữa hai vụ nuôi, nếu nuôi trên cùng một đối tượng  (khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học cách ly giữa 2 vụ sản xuất - ví dụ thả một đối tượng khác). Tất cả các nguồn giống đưa vào nuôi, được kiểm dịch và được xét nghiệm để xác định giống không bị nhiễm các bệnh nguy hiểm, khuyến khích định kỳ trong vụ nuôi lấy mẫu thủy sản xét nghiệm các bệnh nguy hiểm đối với tôm sú và tôm chân trắng. Tất cả dụng cụ, thiết bị, con người từ bên ngoài vào khu vực nuôi được kiểm soát vệ sinh và bệnh dịch. Khoanh vùng, chữa trị kịp thời và dập dịch, khử trùng nếu phát hiện thủy sản nuôi có dấu hiệu bị bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp tránh lây lan cho ao nuôi lân cận và môi trường bên ngoài.

6. Về hồ sơ quản lý, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Phải có hồ sơ theo dõi quá trình nuôi thủy sản, gồm hồ sơ theo dõi nguồn nguyên liệu đầu vào như: thuốc, con giống, thức ăn; hồ sơ theo dõi diễn biến đợt sản xuất như: lịch sản xuất trại, nhật ký. Phải có hồ sơ mua giống (có giấy xác nhận xuất xứ nguồn gốc tôm giống đối với tôm chân trắng), kiểm dịch khi mua giống, hồ sơ gồm: giấy chứng nhận kiểm dịch, phiếu kết quả xét nghiệm các bệnh nguy hiểm (đối với tôm sú và tôm chân trắng).

Chi cục nuôi trồng thủy sản

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN