|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg) |
Trước thềm hai cuộc họp quan trọng của các bộ trưởng tài chính các nước thành viên Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề nợ của Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 9-2 đã bày tỏ lạc quan về triển vọng Athens đạt được thỏa thuận với các đối tác quốc tế liên quan tới các gói cứu trợ tài chính của quốc gia này.
Phát
biểu trước báo giới tại thủ đô Vienna của Áo, Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh các
bên đàm phán đều có chung mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Hy
Lạp và ông tin tưởng Hy Lạp sẽ sớm đạt được thỏa thuận với các đối tác châu Âu.
Theo
ông, lịch sử châu Âu đã cho thấy luôn có giải pháp cho mọi vấn đề và không có
lý do gì ngăn cản các bên thống nhất về một hướng đi chung.
Trước
đó một ngày, Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố chính phủ mới của ông sẽ trung thành với
mục tiêu ngừng chính sách kinh tế khắc khổ cũng như không yêu cầu tiếp tục các
chương trình cứu trợ hiện có sau thời hạn chấm dứt vào ngày 28-2.
Trong
chương trình hành động của Chính phủ Hy Lạp trình lên Quốc hội nước này mới
đây, Athens hy vọng sẽ ký một thỏa thuận "bắc cầu" với EU, Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhằm vẫn đảm bảo hỗ trợ
tài chính cho Hy Lạp nhưng không kèm theo các yêu cầu "thắt lưng buộc
bụng" trong thời gian hai bên đàm phán thỏa thuận mới về nợ của nước này.
Ông
Tsipras gọi thỏa thuận "bắc cầu" trên là "phương án duy
nhất" cho các bên. trình lên quốc hội.|
Trong
khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố để có được
sự giúp đỡ tài chính từ châu Âu trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của mình,
Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế cần thống nhất một chương trình đầy đủ, thay vì
chỉ là sự hỗ trợ khẩn cấp như ý định của Athens.
Do hệ
quả của chính sách kinh tế khắc khổ đổi lấy cứu trợ 5 năm qua, Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Hy Lạp đã giảm 25%, đất nước có hơn một triệu người thất
nghiệp, nợ công lên đến 180% GDP./.