 |
Tưng bừng lễ hội khai trương đồng hồ đếm ngược “Còn 1.000 ngày” bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). |
Vào lúc 22 giờ đêm 13-1 tại lễ hội bên hồ Hoàn Kiếm, sau tiếng
đếm ngược 9, 8, 7, 6, 5… vang lên, người dân Hà Nội dự lễ hào hứng reo hò khi lá
cờ ngũ sắc phủ trên chiếc đồng hồ được kéo ra và xuất hiện dòng chữ “Còn 1.000
ngày”, để đếm lùi đúng 1.000 ngày hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long
- Đông Đô - Hà Nội.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang
Nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hoàng Tuấn Anh, cùng nhiều vị lãnh đạo Trung ương và Hà Nội đã có mặt và
chứng kiến giây phút lễ hội trang nghiêm và tự hào của người dân Hà
Nội…
Hà Nội hào hoa...
Hôm qua (13-1), cả Hà Nội sống trong không khí lễ hội rạo rực
lòng người. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi góc phố đều ánh lên niềm vui lớn. Là một
người sinh ra và lớn lên trên phố Cầu Gỗ, một trong những đường phố lâu đời nhất
ở Hà Nội, ông Lê Ngọc Đại, lần đầu tiên sau 15 năm nghỉ hưu đã bỏ thói quen
không tới sân tập dưỡng sinh như thường lệ mà cùng con cháu sửa soạn tươm tất để
hòa mình vào dòng người nô nức đang đổ về khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Bởi
ông biết, vào ngày 13-1-2008 này, tại ngay nơi ông đã sinh ra và lớn lên, sẽ
diễn ra một sự kiện rất trọng đại: Lễ khai trương chiếc đồng hồ đếm ngược, đánh
dấu khoảnh khắc 1.000 ngày tới ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội.
Với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”,
ngay từ sáng sớm ngày 13-1, những hoạt động đầu tiên của lễ hội “Khoảnh khắc
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội” đã được tổ chức trong không khí tươi vui trang
trọng. Người Hà Nội kéo về; người từ nhiều tỉnh cũng kéo về Hà Nội chia vui cùng
Hà Nội.
Mở đầu là lễ diễu hành Thể thao - Văn hóa của các thế hệ người
Hà Nội; kế tiếp là chương trình biểu diễn nghệ thuật các loại hình dân gian như
hát ca trù, hát xẩm... Những đám rước rực rỡ tái hiện các lễ hội dân gian như lễ
hội đền Bát Đế, lễ hội Đức Thánh Trần, lễ hội Lam Sơn… đã làm không khí của ngày
hội đã sôi động lại thêm phần náo nhiệt bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Tại vườn hoa Lý Thái Tổ, dọc theo tuyến phố Lê Lai, Lê Thạch,
triển lãm “Gợi nhớ một nét Hà Nội xưa” cũng mở cửa đón khách. Với hơn 180 bức
ảnh về kiến trúc phố nghề, làng nghề, sinh hoạt gia đình, xã hội; trang phục, lễ
hội, trò chơi... của Hà Nội xưa, đã đưa người xem trở về với không gian của Hà
Nội xưa cổ kính, thanh lịch và sâu lắng. Không nén nổi xúc động, bà Phạm Thị
Thanh, một Việt kiều ở Pháp về, một người con gốc Hà Nội thổ lộ với PV Báo SGGP:
“Sau hơn 30 năm xa quê, nay được trở về nơi chôn nhau, cắt rốn, lại đúng dịp lễ
hội này đối với tôi là một món quà vô giá. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều gợi
lại trong tôi những kỷ niệm thật khó quên của thời thơ ấu trên đất
Mẹ…”.
...và linh thiêng hướng tới 1.000
năm
Tâm điểm của các hoạt động lễ hội chính là
buổi lễ diễn ra tối qua (13-1), tại quảng trường bên đền Bà Kiệu. Bu