 |
Giao lưu với nữ sản xuất kinh doanh giỏi. |
Không phô trương, không hình thức, cuộc họp mặt phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi do Hội LHPN tỉnh tổ chức như là dịp để chị em cùng bàn luận, trao đổi kinh nghiệm, bí quyết trong sản xuất kinh doanh. Các chị đem đến cuộc họp mặt những sản phẩm mang nét riêng của quê mình như hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, hàng thêu tay (phụ nữ Châu Thành), kiềm kéo (Giồng Trôm), chiếu cói (Mỏ Cày), cá bóng tượng (Thạnh Phú)... Nhiều ngành nghề, nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng với các chị, điểm chung cơ bản vẫn là tính kiên nhẫn, cần cù, chịu khó học tập, lao động, tính tiết kiệm và sự nhạy bén trong tính toán làm ăn.
Cuộc họp mặt lần này có 46 gương phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi được bình chọn, trong đó có 26 đại biểu thuộc lĩnh vực trồng trọt kết hợp chăn nuôi, buôn bán; 18 đại biểu kinh doanh dịch vụ tư nhân và 2 doanh nhân tiêu biểu. Một phụ nữ rất đơn sơ, trông bề ngoài có vẻ yếu ớt nhưng chị đã chọn một nghề rất "nam" để phát triển kinh tế gia đình: nghề mộc. Lúc mới lập gia đình, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tiến (Tiên Thủy - Châu Thành) gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ngày ngày vợ chồng đi làm thuê và cái chòi nhỏ vỏn vẹn 3m2 ven sông là chốn trú ngụ. Được hỗ trợ vốn vay 3 triệu đồng, sẵn chồng biết chút ít nghề mộc, chị quyết định học nghề anh và hai vợ chồng đã làm nên sự nghiệp. Với chị, công việc gì không quan trọng, hơn hết vẫn là làm thế nào để vượt qua những trở lực. "Nghề mộc có nặng nhọc nhưng nam làm được thì nữ cũng làm được, tôi nghĩ vậy". Bản lĩnh ấy đã giúp chị đạt được những thành công ban đầu: số vốn tăng lên hơn trăm triệu đồng, con cái được học hành, nhà cửa khá khang trang và chị còn vinh dự được chọn dự Hội nghị điển hình sản xuất giỏi do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức, tại Hà Nội vào tháng 9 vừa qua. Còn với chị Nguyễn Thị Kiều Phương (Hưng Khánh Trung - Chợ Lách), từ hai công đất cha mẹ cho ra riêng, vợ chồng chị chăm chút trồng cam nhưng cây chưa kịp cho trái thì đã lụi dần rồi chết sạch. Khó khăn càng thêm có khăn. Chị lại bươn chải bằng nghề uốn tóc, làm kiểng tắc... nhưng cũng thất bại, nợ nần chồng chất. Không nản lòng, chị lại tiếp tục học hỏi kinh nghiệm. Cần cù, chịu khó và biết vận dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây kiểng. Các loại kiểng nhà chị dần dần tạo được chỗ đứng trên thương trường. Cuộc sống gia đình ổn định, chị còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 4-5 lao động và vào chính vụ có từ 10-15 lao động, đặc biệt là lao động nữ làm việc ở cơ sở của chị.

Những gương mặt SX-KD giỏi.
Cuộc giao lưu, những câu hỏi đặt ra cho những người phụ nữ thành công như chị Nguyễn Thị Rãng (Giám đốc Công ty sản xuất, kinh doanh hàng thêu tay Khánh Quyên Châu Thành), Nguyễn Thị Cúc (Chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở Ba Tri), Lê Thị Bé (Cục Thống kê tỉnh)... đã tô đậm thêm bản lĩnh, sự vươn lên từ khó khăn của chị em trong kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ. Và, phụ nữ Bến Tre không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều chị em trong các công ty, doanh nghiệp nhà nước đã không ngừng phấn đấu, vừa làm tốt công tác quản lý, vừa năng động sáng tạo chọn hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình đứng vững trê