Sáng 5-10, chúng tôi có mặt tại xã Kỳ Hải, gặp hàng chục người của thôn Nam Hải đang khẩn trương cưa, chặt, giải phóng hàng chục cây phi lao ngổn ngang trên đường xóm. Ông Võ Xuân Vinh, Bí thư Chi bộ cho biết, xóm có 160 hộ thì cả 160 hộ nhà bị tốc mái. Ngay trong đêm, xóm đã huy động 100% số dân quân chằng chống lại nhà cửa cho các hộ neo đơn; chi đoàn thanh niên cùng cán bộ xóm khẩn trương triển khai giải tỏa cây cối đổ gãy trên các tuyến đường. Không chỉ có dọn dẹp vệ sinh môi trường, giải phóng đường giao thông mà lực lượng xung kích còn giúp dân sửa chữa nhà cửa bị hư hỏng. Tình làng nghĩa xóm trong hoạn nạn được phát huy trước, trong và nhất là sau bão. Nhà hư ít giúp nhà bị hư hại nhiều, nhà xong trước giúp nhà xong sau, nhà nhiều người giúp nhà neo người, cô đơn, tàn tật. Chính vì thế, tính đến chiều 8-10, gần 37 nghìn ngôi nhà bị tốc mái ở huyện Kỳ Anh đã cơ bản được sửa chữa xong. Hiện nay, 44 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn cũng được bà con chòm xóm, người thân giúp đỡ cũng đã giúp đỡ dựng lại...
Sau một ngày bão qua, ngày 6-10, chúng tôi gặp gần 100 cán bộ, giáo viên, học viên Trường quân sự tỉnh khẩn trương dọi lợp mái nhà, chặt cây đổ gãy, giải tỏa khuôn viên cho Trung tâm Y tế Kỳ Anh. Trung tâm Y tế Kỳ Anh có đến chín dãy nhà điều trị bị tốc mái, ga-ra để xe bị sập, gần 100% số cây cối trong khuôn viên bị gãy đổ (chủ yếu là xà cừ khoảng 20-30 năm tuổi), tạo nên một quang cảnh ngổn ngang.
Thượng tá Hoàng Trọng Thâm, Chính ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước bão, chúng tôi đã cử 100 cán bộ, giáo viên, học viên vào ứng cứu ở những nơi trọng điểm của Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Sau bão, theo yêu cầu của huyện, chúng tôi đã cử thêm gần 100 cán b
Theo ND