Mỹ-Ấn Độ bất hoà trong

16/03/2008 - 06:45

Washington mới đây đã cáo buộc New Delhi dùng các công ty tư nhân để chuyển lậu công nghệ nhạy cảm của Mỹ về nước nhằm sử dụng cho hệ thống vũ khí tối tân của nước này.

Dù hai nước đang trong thời kỳ "cơm lành, canh ngọt" về hợp tác không gian - gồm việc Mỹ đặt các thiết bị và tiến hành thí nghiệm trên tàu vũ trụ thực thi sứ mệnh lên mặt trăng Chandrayaan của Ấn Độ - thì các quan chức ngành hành pháp lẫn những nhà giám sát không phổ biến vũ khí của Mỹ vẫn đeo đuổi không mệt mỏi một vụ việc trong đó một doanh nhân Ấn Độ có công ty đặt tại Singapore nhưng hoạt động ở Mỹ và Ấn Độ bị buộc tội vận chuyển bất hợp pháp các công nghệ bị cấm sang Ấn Độ.

Vụ việc lên tới đỉnh điểm hôm 13/3 khi ông Parthasarathy Sudarsan, 47 tuổi - cư dân South Carolina, doanh nhân người Ấn - CEO công ty điện tử quốc tế Cirrus Electronics nhận tội theo thương lượng về biện hộ tại Toà án liên bang Mỹ về kế hoạch che giấu đích đến thực sự của các thiết bị điện tử, vốn được dùng trong hệ thống chỉ dẫn tên lửa, máy bay chiến đấu và bộ lọc nhìn xuyên bóng tối dùng cho máy bay chiến đấu.

Theo cáo buộc, ông Sudarshan cùng với một quan chức không nêu tên của Đại sứ quán Ấn Độ ở Washington, có âm mưu vi phạm luật xuất khẩu của Mỹ bằng cách hướng dẫn ít nhất 7 công ty Mỹ mà ông ta làm ăn với, gửi các bộ phận quan trọng đối với tên lửa, thiết bị phóng tàu vũ trụ và máy bay chiến đấu sang Singapore mà không lấy giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ. Các thiết bị này sau đó được chuyển sang Ấn Độ.

Trong số những nơi nhận các thiết bị trên có Trung tâm vũ trụ Vikram Sarabhai (VSSC) và công ty trách nhiệm hữu hạn Bharat Dynamics (BDL) - hai nơi tham gia vào việc phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo. Sudarshan cũng bị buộc tội thu mua 500 mạch vi xử lý cho Tejas - Máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Vụ mua bán được thực hiện trong thời gian từ 2002 đến 2006, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố.

Sudarshan đã đồng ý hợp tới với cơ quan điều tra như một phần trong thương lượng biện hộ và chịu án tối đa là 5 năm tù giam vì tội âm mưu vi phạm Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí và hai luật liên bang khác. Quan chức Ấn Độ, người bị coi là "đồng chủ mưu - A" không lĩnh tội danh nào do có thể được miễn trừ và nhạy cảm về mặt ngoại giao.

Ảnh Zeenews

Tuy nhiên, các quan chức hành pháp Mỹ xử lý vụ việc này tỏ rõ rằng họ coi New Delhi "đồng loã" vi phạm. Các tài liệu của toà án cho thấy, Sudarshan, cựu nhân viên của một công ty nhà nước của Ấn Độ, đã khuyên các quan chức nước này rằng việc vận chuyển các vi mạch xử l

Hoài Linh (Tổng hợp - nguồn VNN)

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích