Mỹ lo ngại "quan hệ tên lửa" Nga - Iran

29/12/2007 - 04:35

Hệ thống S-300 sẽ giúp tăng cường khả năng phòng vệ của Iran.

Mỹ và Israel đang hết sức lo ngại với tuyên bố của Iran rằng Nga sẽ chuyển giao cho nước này hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn cả hệ thống của Mỹ.

Hôm 26.12, Iran cho biết Nga sắp trang bị cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300, có thể bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và đầu đạn tên lửa đạn đạo với tầm bắn trên 145km và cao độ khoảng 27.432 mét. Giới quân sự Nga cho rằng S-300 có tính năng vượt trội hơn hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. S-300 được cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1.

Nga đã chuyển giao 29 hệ thống Tor-M1cho Iran hồi đầu năm nay theo một thỏa thuận trị giá 700 triệu USD được ký hồi tháng 12.2005. “Hệ thống S-300 sẽ được chuyển cho Iran trên cơ sở một hợp đồng được ký kết với Nga trước đây”, Hãng tin AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mostafa Mohammad Najjar phát biểu trên truyền hình. Ông Najjar không cho biết khi nào và bao nhiêu hệ thống S-300 sẽ được chuyển cho Iran. Giới chức Nga không bình luận về tuyên bố của Iran, nhưng các nguồn tin quốc phòng Nga nói với Hãng tin Interfax rằng hợp đồng chuyển giao S-300 đã được ký kết cách đây vài năm với số lượng ước khoảng vài chục.

Theo AFP, Mỹ đã ngay lập tức phản ứng với tuyên bố trên của Iran. Phát ngôn viên Nhà Trắng Scott Stanzei tuyên bố hôm 26.12: “Chúng tôi luôn lo ngại về việc bán các loại vũ khí như thế cho Iran và các nước đáng quan tâm khác”. Mỹ đã thúc giục Nga hủy bỏ việc mua bán trên, coi đó là một sai lầm trong bối cảnh LHQ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp tên lửa đạn đạo của Iran nhằm ép nước này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni sẽ sang Nga vào tháng tới để “chất vấn” Nga về chuyện bán tên lửa hiện đại cho Iran. Báo chí Iran cho biết hệ thống S-300 có thể gây thiệt hại đáng kể cho các lực lượng Mỹ và Israel nếu họ tấn công nước này.

Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, các công ty vũ khí của Nga đã đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí do Điện Kremlin muốn tái khẳng định vai trò cường quốc của mình ở Trung Đông, châu Á và Mỹ La-tinh. Nỗ lực này đã tạo căng thẳng với Mỹ, dẫn đến việc Washington hồi năm ngoái đã ban hành các biện pháp trừng phạt công ty kinh doanh vũ khí Rosoboronexport vì đã hợp tác với Iran, một hành động bị Moscow coi là bất hợp pháp.

Mỹ không loại trừ khả năng tấn công Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân và đang vận động LHQ thông qua loạt biện pháp trừng phạt thứ ba chống Tehran, dù tình báo Mỹ thừa nhận rằng Iran đã ngừng phát triển vũ khí hạt nhân từ năm 2003.

Trong chuyến thăm Iran hồi tháng 10, Tổng thống Putin đã chỉ trích quan điểm của Mỹ đối với Iran, đồng thời ủng hộ quyền theo đuổi chương trình hạt nhân hòa bình của Tehran. Gần đây Nga đã chuyển giao lô nhiên liệu đầu tiên cho nhà máy điện hạt nhân Bushehr mà Nga giúp xây dựng ở miền nam Iran.

Tuyên bố của Iran được đưa ra sau khi các phái đoàn Nga và Iran nhóm họp ở Tehran hồi đầu tuần này nhằm thảo luận việc tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc biệt là về các hệ thống ra-đa và tên lửa phòng không. Theo giới quan sát, việc trang bị tên lửa hiện đại cho Tehran c

Theo TN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN