Mỹ và VN - quan hệ đối tác cho tương lai

05/11/2007 - 08:06

Ông Carlos M. Gutierrez. Ảnh: Reuters.

Khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm thủ đô Washington DC vào mùa hè năm nay, đó là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước VN kể từ năm 1975. Ngài Chủ tịch đã yêu cầu Tổng thống Bush giúp nâng quan hệ giữa hai nước chúng ta lên mức kế tiếp.

Đáp lại yêu cầu đó, tôi cùng với 22 nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực công nghiệp Hoa Kỳ đến VN tuần này để khám phá những điều đáng khâm phục và tìm cơ hội tại thị trường VN. Thông qua chuyến đi phát triển kinh doanh này, chúng tôi hi vọng tiến thêm một bước quan trọng về phía trước trong quan hệ kinh tế của chúng ta.

Mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ

Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta đã phát triển rất đáng kể trong những năm gần đây. Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương (BTA) có hiệu lực vào năm 2001, thương mại hai chiều đã tăng hơn 500%, từ 1,5 tỉ đôla vào năm 2001 lên 9,7 tỉ đôla vào năm ngoái. Cùng khoảng thời gian đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng 140%, đạt 1,1 tỉ đôla, biến VN trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ tại châu Á. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN và là một trong những nguồn đầu tư lớn nhất.

Thương mại và đầu tư đóng vai trò to lớn hơn bên cạnh việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cơ hội kinh doanh cho lĩnh vực tư nhân đang mở rộng. Nó còn giúp giảm đói nghèo và xây dựng sự thịnh vượng. Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ đói nghèo của VN giảm từ 58% vào năm 1993 còn 20% vào ngày nay - một mức giảm gần 2/3.

VN đã thành công trong việc thu hút giao thương, đầu tư và du lịch nước ngoài. Để duy trì những khuynh hướng tích cực này trong một môi trường thế giới cạnh tranh, VN phải duy trì hoặc thậm chí tăng tốc độ cải cách. Điều này có nghĩa thực hiện đầy đủ những cam kết của VN tại WTO trong khi gia tăng cải cách về kinh tế và hành chính để tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn hơn. Các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, cần những chính sách hỗ trợ phát triển liên quan, công bằng và có thể dự đoán được. Họ phải tin tưởng rằng quyền lực của luật pháp được tuân thủ và tôn trọng.

Cởi mở và minh bạch trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong hệ thống luật pháp là những yêu cầu cho một cộng đồng kinh doanh và đầu tư lành mạnh. Các công ty và công nhân cũng mong muốn một sân chơi công bằng không phân biệt các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực như tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quan trọng hơn, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một thành phần thiết yếu của mọi thương trường sôi động và có cải tiến. Sở hữu trí tuệ chiếm gần 1/3 giá trị của các công ty có niêm yết của Hoa Kỳ - gần bằng một nửa GDP của Hoa Kỳ. Trong tất cả các mối quan hệ thương mại của Hoa Kỳ, chúng tôi đặt mục tiêu trọng tâm vào việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Để kinh doanh tại bất cứ quốc gia nào, các công ty phải được đảm bảo rằng nhãn hiệu, thương hiệu và sản phẩm của họ phải được tôn trọng.

Kinh doanh tốt tạo ra những người

Theo Tuổi Trẻ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN