|
Vào WTO, thuận lợi cho xuất khẩu được phát huy. Ảnh: Phước Hà. |
Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO là thị trường quốc tế rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Năm đầu tiên trở thành thành viên WTO, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng được cơ hội, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục được duy trì trên 20%. Thực tế đã cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy lợi thế thành viên WTO để đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu lạc bộ "tỷ đô" có 10 thành viên
Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác xuất khẩu năm 2008 tại Hà Nội ngày 19/12/2007, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, năm 2007, xuất khẩu cả nước dự kiến đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 và vượt 3,1% so với với mục tiêu 46,76 tỷ USD mà Chính phủ đã đề ra.
Điều đáng chú ý, nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có 10 thành viên. Ngoài 9 nhóm hàng quen thuộc thì đã xuất hiện thêm nhóm sảm phẩm cơ khí. Trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Cụ thể, thủy sản đạt 3,75 tỷ USD; gạo 1,48 tỷ USD; cao su 1,41 tỷ USD; dầu thô 8,4 tỷ USD; dệt may 7,7 tỷ USD; giày dép 3,9 tỷ USD; điện tử và linh kiện máy tính 2,2 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,34 tỷ USD. Đặc biệt, nhóm sản phẩm cơ khí đã có sự tăng trưởng rất mạnh từ xấp xỉ 1 tỷ USD năm ngoái lên 2,2 tỷ USD trong năm nay.
Thành lập các nhóm công tác hỗ trợ xuất khẩu |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cần làm rõ và tìm cách xử lý các vấn đề đang là nguyên nhân cản trở tăng trưởng xuất khẩu, là rào cản đối với DN. Trong năm 2008 và các năm tới, cần lập các tổ công tác đánh giá cải cách hành chính trong từng mặt hàng một. Cụ thể, trong mặt hàng dệt may cần phải xem bao nhiêu ngày thì giao được hàng, bao nhiêu con dấu thì ra được đến cảng. Từng năm thống kê sẽ biết con dấu nào cần, con dấu nào không cần thiết, để có biện pháp giải quyết.
Để thực hiện kế hoạch xuất khẩu, năm 2008 cũng cần có các nhóm công tác thật gọn nhẹ để giải quyết từng công việc cụ thể như: xúc tiến thương mại, chất lượng hàng xuất khẩu, chống nhập siêu… Bên cạnh đó cần coi trọng vai trò của các hiệp hội, các cơ quan quản lý phải làm việc với các hiệp hội, phân công hiệp hội làm gì, cơ quan quản lý làm gì và cùng nhau làm gì... để thực hiện mục tiêu đã đề ra. |
Xét về tốc độ tăng trưởng thì sản phẩm cơ khí "vô địch" với mức tăng 120%. Đới với cà phê, dù sản lượng xuất khẩu giảm 22,3% nhưng do được giá nên giá trị tăng 50%. Dệt may cũng có mức tăng trưởng mạnh, tới 32%. Tuy nhiên, một số nhóm hàng chủ lực như dầu thô lại giảm 7,4% so với năm ngoái.
Đau đầu với nhập siêu
Bên cạnh kết quả xuất khẩu khả quan, thì nhập siêu tăng mạnh là vấn đ