Nam Kỳ khởi nghĩa - Bài học về thời cơ cách mạng

21/11/2007 - 14:32

Tượng đài kỷ niệm khởi nghĩa Nam Kỳ

Tháng 11-1940, tình hình trong nước diễn ra hết sức nghiêm trọng : bọn quân phiệt Thái Lan gây xung đột dọc biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp tiến hành bắt lính Việt Nam ra mặt trận làm bia đỡ đạn cho chúng, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa giành độc lập, xây dựng chính quyền cách mạng, chấm dứt ách đô hộ, áp bức của thực dân Pháp trên đất nước ta. Do tính cấp bách nên quyết định này chưa có sự chuẩn y của Trung ương. Sau khi xem xét đánh giá thế và lực giữa ta và địch, thời cơ cách mạng cũng như tương quan lực lượng hai bên, Trung ương Đảng đã giao cho đồng chí Phan Đăng Lưu truyền đạt chủ trương đình chỉ phát động khởi nghĩa cho Đảng bộ Nam Kỳ. Nhưng lệnh đình chỉ về chậm, trước đó một số cán bộ của ta bị bắt nên thông tin về cuộc khởi nghĩa bị lộ, nên thực dân Pháp đã có kế hoạch đối phó.

Ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kì vẫn bùng nổ theo kế hoạch của Xứ ủy đã định. Nhiều đồn bốt của địch bị hạ, nhiều quận bị tấn công, nhiều tuyến đường và cầu cống bị phá …chính quyền của địch ở một số xã, quận hoang mang tan rã. Chính quyền cách mạng đã được thành lập ở những nơi đó, đã thực hiện những quyền dân chủ, bảo vệ trị an, xét xử bọn phản cách mạng … Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong các cuộc biểu tình thị uy và những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng.

Mặc dù quân khởi nghĩa đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, nhưng vì chưa có đủ những điều kiện chủ quan và khách quan, bọn tay sai đế quốc lại chui vào hàng ngũ cách mạng, kế hoạch lại bị bại lộ, nên thực dân Pháp đã tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa. Tại Bà Điểm-Hóc Môn, tên cò Bê-tai-ơ như điên dại, gặp ai giết người nấy. Số người bị bắt quá đông, địch dùng dây thép xuyên qua bàn tay hoặc bắp chân xâu thành từng chuỗi rồi quẳng xuống biển. Thực dân Pháp đã xử tử, đưa đi đày Côn Đảo hoặc giam trong các nhà tù khác hàng vạn chiến sĩ cách mạng.

Tuy thất bại, nhưng Khởi nghĩa Nam Kì đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm lớn. Đó là bài học về thời cơ cách mạng, về đánh giá lực lượng giữa ta và địch và sự hiệp lực đồng tâm của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa đã biểu lộ rõ ràng lòng căm thù sâu sắc của nhân dân ta đối với bọn đế quốc và tinh thần đấu tranh vô cùng dũng cảm của quần chúng cách mạng, là những đòn giáng mạnh vào bộ máy cai trị thuộc địacủa thực dân Pháp, bước đầu cảnh báo phát xít Nhật. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì cùng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc binh biến Đô Lương “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”. Kỷ niệm 67 năm Ngày khởi nghĩa Nam Kì lần này là một dịp để chúng ta ôn lại bài học lịch sử về thời cơ cách mạng. Nắm vững, đánh giá và tạo thời cơ cách mạng luôn là yếu tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của ta.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển, trong quá trình hội nhập đi lên, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức,

Nguyễn Thị Thọ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN