Ngành ngân hàng góp phần phát triển kinh tế tập thể

27/12/2021 - 06:08

BDK - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, với vai trò̀ quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) đã tập trung triển khai 2 nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng, củng cố, phát triển HTX trong lĩnh vực ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); triển khai chính sách, pháp luật về tín dụng và dịch vụ ngân hàng, góp phần phục vụ phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Hướng tới, các HTX cần có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Các hợp tác xã thu gom và sơ chế dừa cho doanh nghiệp trong tỉnh. Ảnh: tư liệu

Các hợp tác xã thu gom và sơ chế dừa cho doanh nghiệp trong tỉnh. Ảnh: tư liệu

Phát triển kinh tế tập thể

Năm 1997, NHNN tỉnh phối hợp với các cấp, ngành thí điểm thành lập QTDND đầu tiên tại xã Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre và QTDND Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam. Ban đầu, QTDND hoạt động với quy mô nhỏ, tốc độ phát triển chậm, tâm lý người dân còn e ngại do hậu quả của việc đổ vỡ hệ thống HTX tín dụng trước đây.

Đến nay, các QTDND từng bước được củng cố, phát triển, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các nhu cầu vốn nhỏ, lẻ của hàng ngàn thành viên đều được đáp ứng kịp thời, với lãi suất cho vay hợp lý. Việc cho vay nặng lãi từng bước được đẩy lùi, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn hoạt động.

Toàn tỉnh hiện có 8 QTDND hoạt động ổn định trên địa bàn 25 xã̃, phường, thị trấn của 5 huyện, thành phố, với 12.433 thành viên tham gia góp vốn, gửi tiền và vay vốn. Quy mô tổng tài sản của 8 quỹ đạt gần 500 tỷ̉ đồng, dư nợ gần 400 tỷ đồng, tăng 80 lần so với cách đây 20 năm, lợi nhuận hàng năm gần 1 tỷ đồng/quỹ, nợ xấu thấp (dưới 1%).

Thời gian qua, NHNN Việt Nam quan tâm triển khai các chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển KTTT như giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, áp dụng đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. HTX và Liên hiệp HTX được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 1 - 3 tỷ đồng. Các HTX ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70 - 80% giá trị̣ của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết chuỗi.

Thực hiện chủ trương đó, NHNN tỉnh đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách tí́n dụng ngân hàng đối với khu vực KTTT. Đặc biệt, chính sách tín dụng phục vụ phá́t triển nông nghiệp, nông thôn; kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ, đề xuất các giải phá́p, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn cho cá́c HTX; ký kết quy chế́ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tín dụng, dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; theo dõi, đôn đốc các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh triển khai cho vay qua tổ vay vốn, ký kết tham gia cho vay chuỗi giá́ trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Trong đó cho vay HTX, tổ hợp tác tham gia các chuỗi; yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong quá trình thẩm định cho vay. Qua đó, tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với HTX…

Chú trọng chất lượng

Trong thực tế, các HTX còn hạn chế trong tiếp cận vốn vay ngân hàng, dư nợ cho vay HTX thấp, chủ yếu cho vay đối với thành viên HTX. Giám đốc NHNN tỉnh Lê Công Thành cho biết, nguyên nhân do phần lớn HTX chưa tổ chức hoạt động theo Luật HTX, tính tập thể và liên kết thành viên còn rời rạc, khả năng tài chính yếu, thành viên góp vốn thấp, HTX không có tài sản bảo đảm để vay vốn. Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh độc lập còn yếu. Trong đó, yếu nhất là việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩ̉m và sức cạnh tranh thấp. Mặt khác, năng lực quản trị, điều hành còn nhiều hạn chế, việc lập phương án vay vốn chưa khả thi, uy tín thấp chưa tạo sự tín nhiệm để vay vốn không có tài sản bảo đảm tại các ngân hàng. Nhiều HTX còn trông chờ chính sách hỗ trợ, yêu cầu nới lỏng điều kiện vay vốn, điều này các ngân hàng khó đáp ứng.

Để khắc phục thực trạng trên, Giám đốc NHNN tỉnh Lê Công Thành kiến nghị, các cấp lãnh đạo, quản lý, các HTX nghiên cứu cải thiện các vấn đề hạn chế. Cụ thể, tuyệt đối không chạy theo số lượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả thực chất, phát triển đúng mô hình HTX kiểu mới cả về nội dung lẫn hình thức, không hình thành các HTX nhưng chưa biết bắt đầu hoạt động như thế nào, cũng như tránh việc một số nhóm lợi ích núp bóng HTX để lợi dụng các chính sách nhà nước, tính tập thể không bảo đảm.

Ngoài ra cần tập trung hoàn thiện thể̉ chế, khuôn khổ pháp lý, cải cách thủ̉ tục hành chính, thông tin, tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có HTX. Triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTX một cách có hiệu quả, nhất là sớm đưa vào hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.

“Song song việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX gắn với phát huy vai trò tự chủ cần dựa trên 3 yếu tố cơ bản là tạo được lợi ích kinh tế cho thành viên; nâng cao trình độ, uy tín của đội ngũ quản trị, điều hành, tăng cường gắn kết xã viên; nâng cao khả năng huy động các nguồn lực, từng bước xóa bỏ tâm lý trông chờ vào các chính sách hỗ trợ.

Trong tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, HTX phát huy vai trò là cầu nối giữa hộ sản xuất và doanh nghiệp dẫn dắt, cung cấp các dịch vụ trung gian (sơ chế, cung ứng vật tư, giống, công nghệ...), tạo lợi ích nhiều mặt cho các bên tham gia chuỗi. Chuyển bộ dần theo hướng thích ứng với việc sử dụng hợp đồng cung ứng sản phẩm, tăng tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp trong sản xuất, tạo nền tảng cho việc phát triển sản xuất quy mô lớn”.

(Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lê Công Thành)

Cẩm Trúc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN