Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến 2010, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15 tỷ USD

12/12/2007 - 12:15

Với vị thế là một trong những nước xuất khẩu nhiều loại nông sản giá trị cao, bước sang giai đoạn hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, đây chính là thời cơ vàng đối với nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đầu gia nhập WTO. Bằng cách tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực, ngành Nông nghiệp nước nhà đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và bền vững.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Đổi mới trong nông nghiệp là cú hích cho công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, tạo nền móng vững chắc cho phát triển nông thôn nói chung.

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của ngành nông nghiệp

 

Mục tiêu phát triển dài hạn của ngành nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hoá định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến; cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỹ thuật canh tác bền vững.

 

Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Quan trọng là phải thay đổi nhận thức của nông dân về sản xuất sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường. Triển khai xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa lớn áp dụng IPM và GAP (cơ chế thực hành sản xuất tốt) đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng, vệ sinh hàng nông, thủy sản theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn.

 

Đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn

 

Theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội mới, đến năm 2010, số lao động nông nghiệp sẽ chiếm 50% tổng số lao động xã hội, nhưng 70% dân số vẫn sinh sống ở các vùng nông thôn. Vì vậy, cần thiết lập một cơ cấu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới ở nông thôn bằng cách phát triển đồng thời nông nghiệp, công nghiệp

Website Chính phủ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN