Ngày nói thật, nói thẳng của doanh nhân

14/10/2007 - 22:42

Liên kết, hợp tác để cạnh tranh và phát triển trong thời hội nhập. Ảnh: P.A.

“Hãy gác mọi công việc của 364 ngày để dành riêng một ngày tôn vinh chính mình và vì cộng đồng doanh nhân Việt Nam”. Đó là thông điệp Ban Tổ chức Ngày hội doanh nhân Việt Nam tại TP HCM đưa ra trong dịp 13/10 – Ngày doanh nhân Việt Nam.

Hơn 600 tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp tại TP HCM đã đến dự hội thảo “Doanh nhân - một đội ngũ, một tầm nhìn” ngày 13/10. Một ngày nói thật, nói thẳng của giới doanh nhân.

Nói như Trưởng phòng marketing Vina Acecook Lê Phát Tân, một trong 89 doanh nhân tiêu biểu được tặng cúp vàng đêm tôn vinh thương giới, suốt một năm vật lộn với các kế hoạch cạnh tranh, vắt óc làm sao bán được hàng, 13/10 tạm gác qua mọi lo toan để thoải mái chơi một ngày và tận hưởng niềm vui tết của giới kinh doanh.

Cổ đeo vòng nguyệt quế, tay giữ khư khư chiếc cúp sứ do Công ty Minh Long sản xuất với dòng chữ “Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam”, ông trưởng phòng tiếp thị này cười bẽn lẽn như cậu học trò giỏi được khen. Những đồng nghiệp chạm cốc chúc mừng, và ngày mai ông lại bắt tay vào việc với niềm hứng thú mới khởi nguồn từ chiếc cúp được trao tối ngày doanh nhân.

Cảm hứng hừng hực của ngày 13/10 trong giới kinh doanh khiến chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, một diễn giả hội thảo, thốt lên: “Phát triển của một ngày hôm nay bằng 20 năm trước đây”. Ông Doanh cũng khẳng khái, những thương nhân vươn lên từ chỗ không tồn tại để đến được thành công ngày hôm nay xứng đáng được vinh danh. Ví như Lý Quý Trung của Phở 24, bỏ cả chức vị và cơ hội kinh doanh ở nước ngoài để về quê bán phở. Vị phở của Trung vừa thơm hương truyền thống vừa có nhiều "gia vị" khoa học. Như vậy, vấn đề không phải anh kinh doanh ngành hàng nào mà cái chính là làm thế nào và anh nâng ngành hàng đó đến đẳng cấp ra sao.

Tôn vinh nhau, song chủ đề chính của hội thảo “Doanh nhân - một đội ngũ, một tầm nhìn” là doanh nhân Việt Nam phải làm gì, cần làm gì để trở thành đội ngũ, có chung một tầm nhìn cùng nhau ra biển lớn. Hầu hết lãnh đạo và cả sáng lập các công ty tại TP HCM đều khẳng định, đã đến lúc khái niệm thương trường là chiến trường kết thúc, nhường chỗ cho tư duy liên kết trong thời hội nhập. Chỉ có liên kết với nhau, anh nhỏ đứng trên vai người khổng lồ thì mới tồn tại và phát triển cùng có lợi.

DonLam, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Vina Capital nói thẳng: “Nhiều doanh nhân Việt Nam còn suy nghĩ ngắn hạn, xây dựng dự án mì ăn liền kiểu cứ gió đổi chiều là thay đổi, trong khi công ty nước ngoài thường tư duy dài hơi hơn”. Với ông như vậy là chưa tốt, bởi nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác thì mối quan hệ đó cũng dễ vỡ, mặc dù doanh nhân Việt Nam có ưu điểm là năng động, quyết đoán.

Phút nói thật này của ông DonLam không hẳn khiến cộng đồng doanh nhân tán thành, vì chính Vina Capital hiện cũng phải đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam theo tư duy ngắn hạn đó. Nhưng không ít ông chủ công ty cũng gật đầu rằng, doanh nhân Việt Nam còn suy nghĩ ngắn do cơ chế chính sách và lịch sử.

Ng

Theo VnExpress

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích