|
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) phát biểu thảo luận. Ảnh: Trí Dũng |
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, sốt đất kéo dài, giải ngân chậm chạp,..những vấn đề thời sự bức xúc đã "hâm nóng" phiên thảo luận chung đầu tiên của Quốc hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 ngày 26/10 với 34 ý kiến. Đa số ĐBQH quan ngại về nguy cơ tăng trưởng bất ổn.
Nhiều người dân không được hưởng lợi từ tăng trưởng
Đặt vấn đề dân chúng phần lớn không quan tâm xem chỉ số tăng trưởng bao nhiêu, so với năm trước đã đạt nghị quyết hay chưa, ĐB Nguyễn Bá Thanh khẳng định: "dân chúng chỉ quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Cũng chừng ấy số tiền, đầu năm mua được năm lạng thịt, cuối năm chỉ còn mua được ba?". Băn khoăn của ĐB Thanh, "tăng trưởng cao nhưng giá cả tăng vọt trong năm 2007 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đại đa số dân nghèo" đã nhận được sự đồng tình của đa số ĐB.
34 ý kiến trên nghị trường hôm nay đều "nhất trí cao" với "những con số tăng trưởng ấn tượng" (dẫn lời ĐB Đặng Ngọc Tùng), cao nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt và vượt 21/23 chỉ tiêu.
Nhưng 18 ý kiến trong riêng buổi sáng đều "lấn" quá giờ phát biểu quy định để chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn phía sau "những con số ấn tượng" đó. Ngoài sáu hạn chế, yếu kém như báo cáo Chính phủ đã chỉ ra, nhiều ĐB đã nhấn vào những yếu kém xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan hoặc những tồn tại lưu cữu.
ĐB Trần Hồng Việt (Hậu Giang) khẳng định, "đa số người dân trong năm qua đã không được hưởng lợi từ tăng trưởng". Theo đó, GDP tăng trưởng khu vực nông thôn chỉ là 3,5% trong khi chỉ số giá tiêu dùng lên tới 8%. "Tăng trưởng bất ổn" cũng thể hiện rõ khi kẹt xe và tai nạn giao thông vẫn liên miên ở các thành phố lớn, "sốt đất" kéo dài...
Đặc biệt, năm 2007 cũng là năm đánh dấu có nhiều vụ khiếu kiện đông người xảy ra liên tiếp, tăng hơn hẳn những năm trước. Rồi vấn đề chính sách tiền tệ, giải ngân...
"GDP của Ấn Độ, Trung Quốc cũng tăng 10% nhưng chỉ số giá tiêu dùng của họ tăng thế nào? Phải có số liệu so sánh với các nước trong khu vực, cử tri mới thấy được năng lực điều hành của chính phủ?", ĐB Việt chất vấn.
"Năm 2008 tiếp tục đặt chỉ tiêu giá tiêu dùng thấp hơn chỉ số tăng trưởng, nhưng nếu tăng trưởng 9% mà giá tiêu dùng tăng 8,5% hay 8,9%, là đạt mục tiêu đấy, nhưng vẫn quá sức chịu đựng của người dân có thu nhập trung bình đang chiếm số đông trong xã hội", ĐB Việt khẳng định.
Có mặt tại buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc giải thích: nếu trong định hướng mục tiêu, mà ấn định cụ thể chỉ số tăng giá sẽ rất khó khăn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Theo Bộ trưởng, sở dĩ ở nhiều nước, chẳng hạn Trung Quốc, bất kể tình trạng tăng nguyên liệu trên thế giới, chỉ số giá tiêu dùng vẫn ổn định bởi các nước đều chủ động trong nhập khẩu hàng hóa.
"Tăng trưởng kinh tế cao nhưng sự hưởng thụ của nhân dân đã công bằng chư