|
Giá gạo đang tăng mạnh do vào giáp hạt. |
Giá gạo và lúa đã tăng lên mức cao chưa từng có. Điều trớ trêu là trong khi người dân Việt Nam phải ăn gạo với giá cao, các doanh nghiệp (DN) lại phải chấp nhận lỗ để xuất khẩu gạo với giá rẻ! Vì sao?
Hơn một tuần nay, anh S. - đại lý kinh doanh gạo ở Bến Tre - lùng sục để tìm mua gạo, nhưng đành về tay không. "Giá gạo tăng từng ngày, không có để mua" - anh S. nói.
"Cháy" ở… vựa lúa
Đầu tháng mười, anh S. nhận được đơn đặt hàng từ một doanh nghiệp ở phía Bắc. Anh khấp khởi mừng thầm khi nhận một khoản tiền trả trước của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ngay sau đó anh S. đã "ốm cả người" khi giá lúa, gạo tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày, giá gạo lức - gạo mới chà bỏ lớp trấu - đã tăng hơn 10%, từ 4.000 đồng/kg lên hơn 4.400 đồng/kg, mức giá chưa từng có.
Giảm giá lúa, gạo: chờ vụ ba
Theo dự báo của các DN, thị trường gạo sẽ tiếp tục căng thẳng cho đến đầu tháng tới, khi lúa vụ ba tại ĐBSCL bắt đầu được thu hoạch rộ. Giám đốc một DN kinh doanh gạo nội địa cho biết đây là thời điểm giáp hạt (kết thúc vụ hè thu và sắp vào vụ ba), sản lượng lúa trong dân không còn nhiều.
Tuy nhiên chưa năm nào xảy ra hiện tượng khan hiếm và sốt giá như hiện nay. |
Theo ông H. - đại lý kinh doanh gạo (Tiền Giang), ngoài các doanh nghiệp thiếu hàng giao cho các hợp đồng xuất khẩu (XK) gạo tập trung đã ký trước đó, hút hàng là các đầu mối từ miền Trung và phía Bắc.
Thông thường loại gạo XK có chất lượng thấp hơn gạo tiêu thụ nội địa, nhưng hiện nay các DN kinh doanh gạo nội địa cũng chấp nhận lấy gạo "xa cạ” như hàng XK.
Giá gạo leo thang cũng đã đẩy giá lúa tăng mạnh. Tại Tiền Giang, giá lúa hè thu lên tới 3.200-3.250 đồng/kg, trong khi trước đó chỉ có 2.900-2.950 đồng/kg. Tại An Giang, lúa hè thu lên tới 3.350-3.400 đồng/kg.
Giám đốc một doanh nghiệp XK gạo tại An Giang cho biết lúa đông xuân vụ trước để l