Người “có duyên” với dừa

11/12/2008 - 15:20

Chiếc laptop này khơi nguồn cảm hứng cho Thanh Liêm trong việc tạo ra mẫu hàng mới nhiều năm qua.

Nguyễn Thanh Liêm sang tuổi 30 đã vài năm. Độ tuổi bước vào trầm lại với nhiều dự toan, dự tính. Thế nhưng dường như ở Liêm lúc nào cũng hừng hực ngọn lửa tình yêu với nghề mình đã chọn.

Năm tháng học trò của Liêm trôi qua không chỉ bảng đen, phấn trắng mà còn thấm đẫm mồ hôi của sự bươn chải. Gia đình không mấy khá giả nên con đường đến trường của Liêm còn có bóng dáng của chiếc xe đẩy chở lá dừa, củi cho khách hàng. Liêm kể, nhiều lúc sợ gặp bạn học, sợ bị quê. Nhưng có lẽ cái sợ lớn nhất đối với Liêm là mất học nên đôi chân của anh không ngại dọc ngang trên phố. Tốt nghiệp lớp 12, Liêm cũng khăn gói về thành phố thi đại học như tập thể lớp 12A (trường Che guevara, Mỏ Cày, năm học 1992-1993). Bây giờ nhớ lại anh cười, nếu có duyên phận thì giờ tôi yên ổn ở một gara xe nào đó làm một anh kỹ sư rồi. Ừ nhỉ, nếu điều đó xảy ra thì bây giờ tôi đâu thể gọi anh là nghệ nhân dừa.

Cơ sở không tên!

Tuổi thơ đi qua những tưởng sản phẩm của dừa cũng sẽ dừng lại sau lưng Liêm. Cũng bởi Liêm… hạ quyết tâm thay đổi cuộc đời mình. Sau khi không vượt qua kỳ thi tuyển đại học, Liêm đi học nghề hàn tiện hẳn hoi. Có ai ngờ, một thời gian sau đã thấy Liêm chạy đôn đáo hỏi cách mở công ty. Mặt hàng chính lại là… dừa. Đã ngán tới óc rồi mà, tôi đùa. Liêm thản nhiên, cái nghiệp nó vận vào thân rồi! Không ngờ nỗi ám ảnh ngày nào đã chắp cánh cuộc đời Liêm.

Có người thành đạt từng bảo mình bước ra khỏi gian nan trong tay chỉ có vài trăm ngàn đồng. Còn Liêm “thiệt thà” một cách bất ngờ. “Lúc khởi nghiệp hả, tôi có 20 triệu đồng”. Trời, đó là năm 2000! “Đừng có ngạc nhiên vậy, phòng kinh tế huyện cho tôi vay đó”. Cũng có đôi lần thất bại nhưng được cái ông chủ trẻ rất “máu”, không nản chí. Anh chịu khó học hỏi những người đi trước để nuôi lớn cái nghề. Một Việt kiều Mỹ trong lần về thăm quê nghe nhắc về “thằng nhỏ 20 tuổi mà khá lắm” nên ông tìm cách liên lạc với Liêm. Hồi đó, Liêm chưa dám mơ đến một ngày hàng của mình sẽ xuất hiện ở nước ngoài, nói chi đến việc xuất cả container. Hơi bị choáng ngợp trước niềm vui khá bất ngờ này, Liêm “say” cả tuần lễ. Anh bắt đầu nghĩ đến chuyện để làm ăn lớn phải thành lập mạng lưới vệ tinh gia công làm các sản phẩm anh cần. Hiện nay, cũng vài trăm người gắn bó thường xuyên với cơ sở của anh. Không đơn thuần là hợp đồng hai chiều mà đó còn là tìm hướng tăng thu nhập cho một bộ phận lao động nhà rỗi ở địa phương.

Vào đời chỉ với một v

Bài, ảnh: Ngọc Diệu

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích