|
Với chi phí đầu vào tăng cao, giờ đây, người nuôi lợn cũng chỉ như “đút tiền bỏ ống” |
Theo ông Lê Quốc Dung, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, mức tăng GDP của
khu vực nông nghiệp là 2,6%. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10
đã tăng thêm 0,74% so với tháng 9, đưa chỉ số này tăng lên đến 8,12% so với
tháng 12/2006.
Giá cả
tăng cao, tác động xấu đến đời sống của dân nghèo, đặc biệt là người dân ở khu
vực nông nghiệp, nông thôn.
Hoa mắt
vì giá tiêu dùng tăng
Một nhận
xét chung của nông dân ĐBSCL cũng như nông dân đồng bằng sông Hồng là chưa năm
nào lúa gạo lại được giá như năm nay. Giá lúa từ đầu năm đến nay vẫn luôn đứng ở
mức cao, trên dưới 3.000đ/kg. Không chỉ có lúa gạo, nhiều loại thực phẩm cũng
tăng giá đến chóng mặt. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi
(Bộ NN&PTNT), so với cùng kỳ năm 2006, trung bình giá thịt lợn đã tăng tới
37-38%; giá thịt gà tăng 20-25%; thịt bò tăng 20-25%. Với giá này, người nuôi
lợn có thể thu lãi 400.000-500.000đ/con so với trước đây khoảng
100.000-200.000đ/con.
Giá
nông sản, thực phẩm tăng đã giúp người nông dân bán hàng có lãi hơn. Thế nhưng,
trên thực tế, chi phí sản xuất mà nông dân phải bỏ ra cũng tăng theo, thậm chí
còn tăng cao hơn. Từ phân bón, giống đến tất tật các loại vật tư nông nghiệp đều
tăng giá. Tình cảnh này khiến nhiều nông dân phải kêu lên rằng: "dù có phép màu,
người trồng lúa cũng không khá lên được". Chăn nuôi cũng vậy. Theo ông Nguyễn
Thanh Sơn, giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua đã tăng tới 25-30%; giá con giống
cũng tăng 28-30%, thậm chí có loại tăng tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đấy là
chưa kể tới thuốc thú y, tiền thuê nhân công cũng theo đà tăng giá. Với chi phí
đầu vào tăng cao như vậy, nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi lợn như "đút tiền bỏ
ống".
Ông
Nguyễn Văn Hoàng, Bí thư Đảng uỷ xã Tiền Phong (huyện Ân Thi, Hưng Yên) lo lắng:
“Nông sản 6 tháng, thậm chí 1 năm mới được thu hoạch, còn giá cả thì tăng luôn
xoành xoạch. Đời sống của người dân không tăng theo giá, nông dân không được
hưởng lợi khi giá nông sản, thực phẩm tăng".
TS.
Nguyễn Tri Khiêm, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (ĐH An Giang),
nhận xét: Vài năm gần đây, tốc độ tăng giá của vật tư nông nghiệp ở mức gấp đôi
và giá các mặt hàng phục vụ sinh hoạt của nông dân tăng gấp 5-6 lần so với lúa
gạo. Trong khi đó, họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị lợi
nhuận từ mặt hàng nông sản bởi sự chia sẻ bất hợp lý của các cơ quan trung gian.
Cho nên, thu nhập thực