|
Em Võ Thị Hồng Thương thêu bằng một cánh tay. |
Nép mình trong một con hẻm thêm nằm ngay giữa lòng Thị xã, khuôn viên của Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật (NKT) cũng không quá qui mô. Thế nhưng, chính nơi đây đã tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho hàng trăm con người kém may mắn, dìu dắt họ từng bước tiến vào đời.
NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH
“Cuộc đời nhiều lúc đâu như ý muốn. Cuộc sống đôi khi cũng cảm thấy buồn... Thôi thì cho nỗi buồn nó trôi qua để tiếp tục sống...” Đó là những dòng tâm sự hết sức cảm động của các học viên Trung tâm dạy nghề dành cho NKT của Hội Người mù. Đó là những con người không may với đôi mắt chưa từng được nhìn thấy ánh sáng, hoặc không nghe, không nói được, thậm chí là dị dạng, hay mất đi một phần thân thể... Những nỗi buồn và mặc cảm dường như hằn sâu trên từng khuôn mặt ấy. Thế nhưng, trong tâm hồn họ vẫn lóe lên một tia sáng niềm tin và hy vọng - Trung tâm dạy nghề dành cho NKT- nguồn sáng ấm áp của tình thương và trách nhiệm. Chính nơi đây đã vun đắp và khơi dậy ước mơ ấp ủ trong lòng họ từ lâu. Dù đến từ những nơi khác nhau trong tỉnh nhưng họ có cùng hoàn cảnh tật nguyền và ước muốn “mong sao học thành nghề về nhà có thể tự mình kiếm sống”. Chị Lê Phượng Uyên, 29 tuổi, quê ở xã Phú Sơn - Chợ Lách tâm sự: “Nhà đông anh em, đất chỉ có 4 công rưỡi, tôi mong sớm thành nghề về quê mở tiệm thêu để đỡ đần cha mẹ. Lúc đầu nhớ nhà lắm nhưng từ từ cũng quen... Thầy cô ở đây dạy rất nhiệt tình”. Nhìn những đường thêu sắc sảo, điêu luyện của các học viên khuyết tật, chúng tôi thật khâm phục. Cô bé Võ Thị Hồng Thương thoăn thoắt từng mũi kim thêu chỉ với một cánh tay. Thương mỉm cười hồn nhiên: “Cũng nhờ Trung tâm em mới thêu thành thạo như vầy”. Không ít người vì nhớ nhà, không quen cuộc sống xa gia đình nên đến đây rồi lại trở về. Anh Minh - học viên lớp mộc và cũng là người duy nhất trong lớp mộc có khả năng nghe, nói được đã bộc bạch: “Nhớ nhà lắm. Đôi khi muốn về nhưng ráng học. Sau này có được cái nghề cũng đỡ”.
Xưởng mộc chỉ nghe tiếng máy cưa, chỉ nhìn thấy những động tác và những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán của thầy và trò, không một lời trò chuyện, vì tất cả hầu như không nghe và không nói được. Bước ra lớp mộc, chúng tôi gặp anh Ne, 26 tuổi, kỹ thuật viên xoa bóp. Anh vào đây được 3 năm, nơi này giờ như là mái ấm của anh. “Nhà đông anh em lắm. Thấy khó khăn quá nên tôi cố gắng học. Có cái nghề xoa bóp cũng đỡ, tự lo cho mình để bớt phần gánh nặng cho gia đình. Quê tôi ở xã Đại Hòa Lộc- Bình Đại, xã mà lúc trước bị bão nặng nề đó...”. Là người khiếm thị nhưng tay nghề anh Ne rất khá nên được trường giữ lại để làm. Mỗi suất được 25 ngàn