Nơi tình thương bắt đầu

09/01/2009 - 08:31

Nguyễn Lâm Hoàng Phú sinh ra trong phận nghèo lại không may mắc bệnh hiểm nghèo. Số phận như đã an bài cho Hoàng Phú “nỗi đau chết mang theo”. Cha em- Nguyễn Tấn Minh (Hương Mỹ, Mỏ Cày)- là bộ đội phục viên, gia cảnh khó khăn phải lên vùng kinh tế mới Đắc Lắc lập nghiệp. Anh chỉ biết con mình bị tim bẩm sinh qua lần Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và người tàn tật (Hội bảo trợ) về đấy khám bệnh, phát thuốc.

Sợ quá, hôm sau anh ôm con ra trạm y tế, bác sĩ lại lần nữa lắc đầu. Phải mổ. Họ ước chừng vài chục triệu. Hết cách! Vậy là gia đình đùm túm về lại quê cũ. Đối diện cái ăn, cái mặc hàng ngày khiến anh Minh xoay đủ mọi bề, kể cả chạy vô Đồng Tháp cắt lúa mướn… Cuối cùng con trai anh cũng đủ tiền lên bàn mổ nhưng số tiền chắt chiu ấy do nhiều người không quen nhưng nặng tình… góp lại”. Đó là một trong hàng trăm câu chuyện cổ tích giữa đời thường mà “ông bụt” chính là Hội Bảo trợ.

… “Trong năm 2008, tôi đã 143 lần về cơ sở”. Một ngày đầu năm, nghe ông Chủ tịch Hội Bảo trợ Lê Huỳnh “thống kê”, tôi bỗng thương hơn ông già cũng không mấy khỏe này. Nghe ở đâu có bệnh, có khổ là y như rằng ông và những đồng sự lặn lội tìm tới. Không những vậy, có những gia đình, như trường hợp của em Nguyễn Lâm Hoàng Phú, ông tìm tới bốn, năm lần mới lo xong mọi vấn đề liên quan. Tới khi nào họ xuất viện thì thôi. Nên coi như 365 ngày ông đi tất, từ nông thôn tới thành thị. Có những trường hợp tự ông tìm tới theo lời mách của người khác. Có một chuyện vui, cách nay khoảng bốn năm, mẹ của em Nguyễn Văn Sách (Thạnh Phú) gọi điện thoại về Thị xã rộng mênh mông để tìm “ông gì đó” do Viện Tim giới thiệu mà chị lỡ quên mất tên… Chuyện hi hữu, vậy mà chị tìm được ông năm Lê Huỳnh. Để rồi không lâu sau đó con trai chị được mổ tim. Thêm nữa, căn nhà xiêu vẹo của hai vợ chồng nghèo “biến mất” sau chuyến thăm cuối cùng của đại diện Hội Bảo trợ. Mổ tim, nhà tình thương, trao học bổng là ba trong bảy chương trình lớn của Hội tâm huyết từ ngày đầu thành lập. 5 năm- 250 cas phẫu thuật tim. Ưu tiên cho chương trình tim, theo ông năm là có lý do riêng. Chương trình phẫu thuật tim của Hội nhậân được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm cũng có lý của nó. Bởi vì “Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”. Một sự đầu tư cho cuộc đời vô giá.

Ngày đầu thành lập, Hội Bảo trợ vạch ra đường hướng hoạt động theo tính chất “tự phát”. Người nghèo bệnh thì giúp chữa bệnh; thiếu tiền đi học thì hỗ trợ học bổng; khuyết tật thì giúp xe lăn… Cứ như thế luân phiên những mong giúp người nghèo trút bớt gánh nặng. Bây giờ, sau một chặng đường dài, sau nhiều con số khả quan, những người làm công tác Hội thêm lần nữa thấy “mình có lý”, khi xâu chuỗi thì “các chương trình có liên đới nhau”. Để rồi thêm nhiệt tình, hăng hái với một công việc “cực mà vui”.

Ông Lê Huỳnh thương người nghèo và sẵn sàng đi tìm những tiếng nói đồng cảm. Đó là phương châm, bí quyết của ông. Bàn chân ấy không ngại đường xa; không sợ đường lạ. Một ông già gần 70 tuổi ngày nào cũng vắng nhà, “làm ra tiền bạc tỉ” nhưng túi thì còm cõi lương hưu. Vậy mà ông sẵn

NG.D

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN