 |
Đoàn khách quốc tế Lào khảo sát mô hình trồng dừa của người dân Nguyễn Văn Ba ở An Phước (Châu Thành). Ảnh: H. Hiệp |
Qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, điều nhận thấy rất rõ là bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người dân được nâng lên. Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất của người dân được thuận lợi.
Với
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, người
nông dân ngày càng phát huy tốt vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM,
góp phần tích cực trong việc thực Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Tích cực phát triển
kinh tế
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM,
cán bộ, hội viên và nông dân của Hội Nông dân tỉnh được Ban chỉ đạo tỉnh giao
nhiệm vụ thực hiện và phối hợp thực hiện 10 tiêu chí (TC) gồm TC số 2, 3, 10,
11, 12, 13, 16, 17, 18 và 19. Trong đó, TC số 13 (hình thức tổ chức sản xuất) rất
có ý nghĩa, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo để cải thiện đời sống
của bà con nông dân mà còn tích cực tham gia thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng gia tăng chuỗi giá trị nâng cao chất lượng hàng hóa và bền
vững.
Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng các ngành, các cấp tuyên
truyền, vận động và thành lập các mô hình liên kết “bốn nhà”, các tổ hợp tác, hợp
tác xã. Tính đến cuối năm 2015, có 661 tổ hợp tác được thành lập theo Nghị định
số 151 của Chính phủ với hơn 11 ngàn tổ viên (70% tổ hoạt động trung bình -
khá). Nhiều tổ sản xuất hàng hóa đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Bà Phùng Anh Thục
Đoan - Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh cho biết, không phải đến
năm 2011 khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai thực
hiện thì mới có mô hình phát triển kinh tế của bà con nông dân, mà từ trước đó
đã có những câu lạc bộ, nhóm sở thích được bà con nông dân thành lập tự nguyện
nhằm hỗ trợ, giúp nhau trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khi
có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, thực hiện TC số 13 về hình
thức tổ chức sản xuất không chỉ góp phần tổ chức lại sản xuất theo tổ, hợp tác
xã kiểu mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể mà còn góp phần tích cực
làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân. Nhận thức về làm ăn
tập thể, liên kết trong sản xuất của bà con nông dân cũng được nâng lên bởi những
ưu đãi về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống, được liên
kết bao tiêu đầu ra, đầu vào, nên bà con rất yên tâm.
Cổng chào xã nông thôn mới Mỹ Nhơn (Ba Tri). Ảnh: H. Hiệp
Từ mô hình tổ hợp tác, nhiều tổ sau khi thành lập và hoạt
động có hiệu quả, số tổ viên ngày càng tăng đã chuyển dần lên hợp tác xã quy mô
hơn. Điều này đã góp phần rất lớn trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của tỉnh.
Khoảng năm 2016, tỉnh có Kế hoạch số 5802 về phát triển kinh tế hợp tác, hợp
tác xã kiểu mới trên lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; theo đó, mỗi tổ
hợp tác thành lập sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động. Sau một
năm hoạt động sẽ được hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi để mở rộng và phát triển.
Gần 10 tỷ đồng xây dựng
nông thôn mới
Từ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân thụ hưởng”, Hội Nông dân tỉnh với vai trò và trách nhiệm của mình đã làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân, cán bộ, hội viên hưởng ứng
tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Cụ thể, Ban
Thường vụ Hội luôn quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến
bà con nông dân, cán bộ, hội viên thông qua các buổi sinh hoạt lệ kỳ các chi, tổ
hội. Hình thức tọa đàm gắn với các công trình, phần việc thiết thực của các cấp
hội, sự phối hợp nhịp nhàng của các đoàn thể đã góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu chung, làm thay đổi diện mạo NTM. Hơn 5 năm qua, cán bộ, hội viên, nông
dân đã đóng góp gần 10 tỷ đồng, hơn 12 ngàn ngày công lao động, hiến gần 23
ngàn m2 đất làm đường và nhiều công trình, phần việc khác như hỗ trợ xây dựng hố
xí tự hoại, bóng đèn chiếu sáng, hồ chứa nước, thùng chứa rác, xây dựng nhà tắm…
Tiêu biểu có hộ dân đóng góp gần 20 triệu đồng cho xây dựng NTM.
Với vai trò của Hội Nông dân chủ yếu là làm công tác
tuyên truyền, vận động, trong 10 TC phụ trách và phối hợp, Hội đã rất tích cực
thực hiện, luôn đổi mới phương pháp, đi vào chiều sâu, sát với cuộc sống của bà
con nông dân. Chính vì vậy, nhiều công trình, phần việc cho xây dựng NTM đã được
cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nghiêm túc, tạo sự đồng tình, thống nhất
cao. Bà con nông dân ngày càng thấy được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng
NTM gắn với vai trò, trách nhiệm và lợi ích chung.