|
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS, còn gọi là bệnh tai xanh) ở lợn đã xuất hiện tại Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa... Đây là bệnh do virút gây ra, hiện chưa có phác đồ điều trị.
Tác nhân gây bệnh: Bình thường, đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virút xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên virút PRRS có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi.
Đường truyền lây: Virút có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. ở lợn mẹ mang trùng, virút có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi; virút được bài thải qua nước bọt và sữa. Lợn trưởng thành có thể bài thải virút trong vòng 14 ngày, lợn con và lợn choai trong1 -2 tháng. Virút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển lợn, theo gió (có thể đi xa tới 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, thụ tinh và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng và có thể do một số loài chim hoang.
Triệu chứng bệnh đối với lợn các giai đoạn
Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virút, lợn biếng ăn 7-14 ngày, sốt 39 - 400 độ C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối, tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn, đẻ non, động đực giả, chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường.
Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.
Lợn con theo mẹ: Thể trạng gày yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dỉ màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy...
Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ...
Điều trị: Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát.
Phòng bệnh. Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường ch