 |
Ông đoàn văn phúc – chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường, sở tài nguyên và môi trường tặng giấy khen cho phụ nữ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường năm 2008. |
Khắc phục ô nhiễm môi trường là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm mà Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động trong cán bộ, hội viên, phụ nữ cùng hưởng ứng thực hiện.
Xác định vai trò của phụ nữ trong gia đình và trách nhiệm bảo vệ môi trường, Hội các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, hình thành chuẩn mực về nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa… Hội đã chọn Châu Thành làm điểm. Nhiều hoạt động như tập huấn, tọa đàm, mít-tinh, diễu hành, hội thi tìm hiểu Luật Bảo vệ môi trường được triển khai tại đây. Hội Phụ nữ Châu Thành và các xã đã vận động gia đình hội viên, phụ nữ ra quân tổng vệ sinh môi trường, vận động các hộ đăng ký thu gom và xử lý rác tại gia đình đạt 97,46%. Bên cạnh việc chọn huyện điểm, Tỉnh Hội còn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng mô hình điểm về xử lý chất thải, rác thải. Các mô hình xử lý ô nhiễm được tập trung triển khai và mang lại kết quả bước đầu khá tốt như: Thừa Đức (Bình Đại), tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Phú Ngân, xã Phú An Hòa (Châu Thành)... Đối với công tác bảo vệ nguồn nước, thời gian qua các ngành, các cấp có tập trung xây dựng, góp phần cải thiện môi trường sống của phụ nữ và người dân nông thôn. Hiện tỉ lệ phụ nữ và người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 60% và khoảng 25-28% gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
Công tác bảo vệ môi trường của phụ nữ được thực hiện thông qua nhiều mô hình thiết thực. Bà Trần Thị Ngoạt (Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạnh Phú) cho biết, huyện phát động phong trào “Ngày chủ nhật xanh”. Qua đó, chi tổ hội phụ nữ xã tổ chức nhóm dọn vệ sinh một đoạn đường, cơ quan, công trình công cộng hoặc nhà một hội viên, phụ nữ neo đơn nào đó. Qua một năm, Thạnh Phú đã tổ chức 5.363 ngày chủ nhật xanh với 2.618 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Các huyện khác cũng có nhiều mô hình như “Phụ nữ với môi trường xanh – sạch – đẹp”, “Nhà sạch vườn đẹp” (Mỏ Cày); “Chung sức vì môi trường”, “Vì sức khỏe cộng đồng”, “Bảo vệ môi trường và nuôi cá nước ngọt”, “Hãy giữ lấy môi trường” (Ba Tri)…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền của Hội LHPN các cấp thời gian qua có nơi còn chú trọng bề nổi, tuyên truyền chưa thường xuyên, chủ yếu theo đợt. Công tác phối hợp với ngành chức năng trong điều hành quản lý từng lúc kết quả chưa cao, còn lúng túng. Bà Mai Thị Nhặt – Phó Chủ tịch Hội LHPN Mỏ Cày nói chị em được tuyên truyền, vận động rất nhiều và hầu như ai cũng biết bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và gia đình mình. Nhưng Mỏ Cày vẫn chưa có bãi rác tập trung. Đã có rất nhiều trường hợp, sáng đi tập thể dục, tiện tay xách túi rác ra để ven đường. Trường hợp ở chợ Giao Thạnh (Thạnh Phú) cũng vậy. Rác thực phẩm từ chợ, nhất là túi nylon có khi chặn cả lối đi. Người thu gom rác ở chợ này chưa làm tốt trách nhiệm, nhưng chưa có chỗ đổ rác lại là nguyên nhân ch