Phường 2 không có hộ nghèo

15/08/2008 - 07:37

Theo thống kê của ngành chức năng, toàn địa bàn Thị xã có 758 hộ nghèo, tỷ lệ 2,74% và 560 hộ cận nghèo, tỷ lệ 2,02%. Trong đó, có 1 hộ đảng viên nghèo,1 hộ thuộc diện người có công, 225 hộ hưởng trợ cấp xã hội, còn lại là hộ dân nghèo: 531 hộ.

Nguyên nhân nghèo của cư dân Thị xã chủ yếu là do thiếu vốn sản xuất, không hoạt động kinh tế, hộ có người ốm đau, bệnh tật, không có đất sản xuất…Trong tổng số 15 xã, phường, thì các phường có tỷ lệ hộ nghèo cao, như: phường 5 (5,15%), phường 6 (4,92%), phường 7 (4,93%), phường 8 (3,67%), xã Phú Hưng (3,69%). Những xã, phường còn lại, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, dưới 2,74%, thậm chí có nhiều đơn vị dưới 2%, như các phường: 1, 4, Phú Khương, Sơn Đông. Đặc biệt, phường 2 không có hộ nghèo.

Trong quá trình đô thị hoá, sự phát triển về kinh tế, xã hội của Thị xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thị xã về công tác giảm nghèo trong nhiều năm trước đây đã có sự chuyển biến mạnh cho công tác giảm nghèo trên địa bàn. Thật ra, Thị xã đã đi đầu toàn tỉnh về công tác giảm nghèo, với tỷ lệ vượt xa mức phấn đấu của tỉnh (11% vào cuối năm 2008), tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Thị xã vẫn phải phấn đấu kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2%. Và cứ hàng năm, mức phấn đấu này dường như ngắn hơn. Bởi lẽ đơn giản rằng, trong tổng số hộ nghèo đã có 260 người ốm đau, bệnh tật. Còn đối với đại đa số hộ nghèo có nhu cầu về vốn sản xuất, việc cho vay vốn của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội…là rất cần thiết. Ở Thị xã, nhiều mô hình vay vốn được duy trì và nhân rộng, giúp người nghèo có được đồng vốn làm ăn, giải quyết lao động, thắt chặt thêm mối quan hệ xóm làng, nghề nghiệp. Theo lời ông Nguyễn Ngọc Sỹ, Trưởng phòng Lao động, Thương binh –Xã hội, khi có nhu cầu vay vốn, tự thân hộ nghèo tập hợp với nhau thành tổ. Các tổ tiết kiệm vay vốn, có tổ trưởng và các thành viên. Bà con tự quản với nhau việc vay, sử dụng vốn, trả lãi ngân hàng… thông qua các dự án được ngân hàng thẩm định. Còn ông Trần Văn Hữu, Phó Chủ tịch UBND Thị xã thì công nhận rằng trong những năm qua, với hình thức Tổ tiết kiệm vay vốn, hộ nghèo đã thoát nghèo bền vững. Có thể thấy hiệu quả của mô hình này ở xã Bình Phú và Nhơn Thạnh. Bình Phú trước kia là xã nghèo nhất Thị xã, nhờ hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, cây sơ ri được tập trung trồng, nâng cao đời sống người dân. Xóa được nghèo, bà con mạnh dạn đầu tư cho cây trồng. Sơ ri Bình Phú giờ đã có tên ở những siêu thị lớn và nhiều nơi trong nước. Tỷ lệ hộ nghèo xã Bình Phú chỉ còn 2,74%. Hay ở xã Nhơn Thạnh cũng vậy. Nếu hộ nào vay vốn mà bị “trục trặc”, thì tổ trưởng có mặt ngay để cùng tháo gỡ. Bây giờ Nhơn Thạnh phát triển nhiều, với những vườn bưởi da xanh, chăn nuôi bò, dê, heo,tôm cá…Tỷ lệ hộ nghèo của xã cũng chỉ còn 2,79%. Một điều thú vị nữa là, năm qua, trong cơn “bão giá” hoành hành, người nghèo đứng trước ngưỡng “tận cùng”, thì Nhà nước đã đứng ra bảo lãnh

Huyền Anh Thơ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN