Phương pháp rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

24/03/2008 - 08:10

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã triển khai được gần 1 năm. Cuộc vận động tạo ra sự nhận thức sâu sắc trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội...

Sau đây là trích đăng tham luận của PGS. TS. Vũ Văn Phúc, Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ tại hội thảo về tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Hà Nội.

 

Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng “Không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại”. Có nghĩa là, đạo đức cách mạng không có sẵn, không tự nhiên mà có và nó là đạo đức mới của một giai đoạn phát triển mới.

 

Trước hết, đạo đức mới ấy có được khi con người ta nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nó đối với mỗi người cán bộ, đảng viên, cũng như đối với toàn xã hội. Bác Hồ căn dặn: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người nhấn mạnh: “Muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”.

 

Thứ hai, muốn có được đạo đức cách mạng, cần phải có ý chí để vượt lên trên chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, mục đích của đạo đức cách mạng “không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.

 

Thứ ba, đạo đức cách mạng rèn luyện không khó, nhưng cần phải xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Người nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra”. Như vậy, rèn luyện đạo đức cách mạng không chỉ bằng nhận thức và ý chí, mà còn phải thông qua tình cảm, hình thành trong bản thân mỗi con người những nhu cầu tự thân, những động lực thôi thúc từ tấm lòng.

 

Thứ tư, đạo đức mới phải lấy hành động

PGS. TS. Vũ Văn Phúc - Nguồn HNM

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN