Quanh chuyện ô nhiễm môi trường ở Bến Tre

21/11/2008 - 14:04

Kỳ 1: Ô nhiễm khắp nơi

Kỳ 2: Ứng phó của địa phương

Kỳ 3: Vì sao ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại?

Toàn tỉnh có trên 97% cán bộ, đảng viên; 85% đoàn viên, hội viên, học sinh và trên 80% hộ gia đình tham gia học tập Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 32 của Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, chính quyền các cấp, sở ngành cũng đều triển khai chương trình thực hiện lồng ghép công tác bảo vệ môi trường. Đối với cấp xã, kế hoạch bảo vệ môi trường lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Các quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường đưa vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa… Nói chung, vấn đề ô nhiễm môi trường được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại.

Cho tới bây giờ, người dân vẫn còn thờ ơ, chưa thật sự lên án mạnh mẽ đối với hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Bởi do thói quen, tư tưởng lạc hậu vẫn còn tồn tại trong nếp sống, sinh hoạt của mỗi gia đình. Người nông dân vẫn quen với việc chăn nuôi, sản xuất đan xen trong dân cư. Nhiều hộ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh chưa quan tâm đến việc xử lý môi trường, nhất là những hộ đầu tư với qui mô nhỏ lẻ. Đặc biệt là tư tưởng xem nặng lợi ích kinh tế hơn bảo vệ môi trường còn khá phổ biến trong dân. Mà đây là mâu thuẫn quan trọng và cơ bản phải được tháo gỡ triệt để. Ông Cao Văn Trọng – Bí thư Huyện ủy Ba Tri nói: Ai cũng biết, gây ô nhiễm môi trường, ăn ở mất vệ sinh là ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đa số hộ dân đều nói rằng ráng đến lứa heo, lứa bò rồi đầu tư xử lý ô nhiễm. Nhưng khi bán heo, bò thì lại tiếc tiền, rồi lại thôi. Cứ vậy…

Biết, nhưng vấn đề mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại còn có phần quan trọng là do vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Nhiều nơi còn thụ động, chưa tập trung cao, chưa bám sát vào kế hoạch, thậm chí có nơi không xây dựng kế hoạch cụ thể. Chính quyền và các ngành liên quan trong quản lý các dự án đầu tư, từ khi triển khai đến khi thực hiện còn vi vu, thông cảm, thiếu kiên quyết trong quản lý, không buộc chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết về môi trường. Ông Nguyễn Hải Châu - Trưởng Ban kinh tế ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh nhận xét: Thực tế có nhiều doanh nghiệp đầu tư - như nuôi cá tra ven sông Ba Lai chẳng hạn, hỗ trợ chút đỉnh tiền giúp địa phương làm đường, xây nhà tình thương… Khi doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, người dân rất bất bình nhưng chính quyền lại do dự trong xử lý.

Đa số các xã phường đều có xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm. Điều đáng ghi nhận là

Bài, ảnh: Phương Yến

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN