|
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (đoàn Đà Nẵng) phát biểu ý kiến |
Chiều nay (1/11) Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình và thảo luận một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật.
Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình do Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày cho thấy, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội khoá XI, tại kỳ họp thứ 10, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Các vị đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật này. Sau kỳ họp, cơ quan soạn thảo là Uỷ ban về các vấn đề xã hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại diện một số cơ quan, tổ chức hữu quan về dự thảo Luật. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội khoá XII cũng đã thảo luận về dự án Luật này tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban hôm 8/9/2007. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình; cho rằng, trong bối cảnh hiện nay khi tình trạng bạo lực gia đình đang khá phổ biến, không chỉ ở những gia đình có trình độ dân trí thấp mà trong một số gia đình trí thức, cán bộ công chức nhà nước cũng xảy ra những vụ việc nghiêm trọng thì Luật này được ban hành không chỉ giúp ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình mà còn góp phần vào việc tôn trọng, thực hiện quyền con người, thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ người bị bạo lực gia đình...
Những nội dung còn ý kiến khác nhau được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận trong phiên họp chiều nay là đối tượng áp dụng được nêu trong Dự thảo Luật; các hành vi bạo lực gia đình; biện pháp phê bình, góp ý trong cộng đồng dân cư; biện pháp cấm tiếp xúc và cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
Đại biểu Võ Văn Liêm (đoàn Vĩnh Long) nêu ý kiến, nội dung Luật Phòng chống bạo lực gia đình cần nghiên cứu sao cho phù hợp với phong tục, văn hoá, mối quan hệ sinh hoạt truyền thống dân tộc của gia đình con người Việt Nam. Đại biểu đặt câu hỏi: “Nếu phá bỏ trật tự gia đình mà phong tục người Việt Nam đã xây dựng lâu nay sẽ có ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình hay không, nhất là quyền của cha mẹ đối với con cái?”. Cũng theo đại biểu Võ Văn Liêm, luật