Trong khi thảo luận về Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tiếp tục gây tranh cãi tại Hội trường, một số đại biểu Quốc hội đồng ý rằng, việc trong số chính họ - những người sẽ biểu quyết thông qua hoặc không luật này, sẽ chỉ có ít người phải nộp thuế là chưa hợp lý.
"Một sắc thuế gọi là thuế thu nhập cá nhân, nếu vẫn như dự thảo thì tôi đề nghị lấy tên là thuế thu nhập cao. Như thế hợp lý hơn khi gọi là thuế TNCN". Mang ý kiến của đại biểu Lương Phan Cừ - Đắk Nông phản ánh tại phiên thảo luận sáng 2/11 trao đổi với nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm và Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Lê Quốc Dung, hai ông cho biết:
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm:
Sau Luật Thuế TNCN, cần nghiên cứu Luật Thất nghiệp
|
Nguyên Thống đốc Ngân hàng, Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm |
Tôi cũng không phải đóng thuế, vì vẫn chưa đủ mức sàn. Tôi cho là sẽ có một số lượng người nộp thuế, tất nhiên không nhiều lúc ban đầu, mà tôi cũng không muốn nhiều. Ý nghĩa quan trọng của luật thuế là nó tạo ra động lực để thời gian sau, có nhiều người nộp thuế. Nếu ngay từ đầu mình "hớt ngọn", "hớt váng" thì không hay.
Tôi nghĩ, Ban soạn thảo phải tiếp thu ý kiến đại biểu, trên cơ sở phải lý giải được ở tầm xa và giải quyết tình thế, công bằng và tạo động lực kết hợp với những giải pháp kỹ thuật như kiểm soát thu nhập bằng các văn bản hướng dẫn, đào tạo cán bộ ngành thuế, rồi những biện pháp hỗ trợ như thanh toán không dùng tiền mặt...
Theo dự án, gọi là thuế thu nhập cá nhân, nhưng ta chỉ điều chỉnh, kiểm soát với một số lượng đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân quá thấp, là chưa thuyết phục và không thể hiện được mục tiêu đề ra khi xây dựng luật là nhằm thực hiện công bằng xã hội.
Khó nhất là kiểm soát thu nhập. Người có thu nhập thấp thì phải nộp thuế, người có thu nhập cao không phải nộp hoặc nộp ít. Như vậy làm sao có công bằng trong đóng thuế được.
Đại biểu Lương Phan Cừ
|
Nếu làm được như vậy, tôi chắc chắn sẽ thông qua được dự luật và thông qua theo tư tưởng như Nghị quyết Đại hội 10 của Đảng và chỉ đạo cải cách thuế của Bộ Chính trị: Làm từng bước theo lộ trình phù hợp với điều kiện VN, tiến dần đến thông lệ quốc tế.