SCO và tham vọng trở thành nền kinh tế hàng đầu

17/06/2009 - 16:38
Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga.

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở Yekaterinburg- Nga vào 15 và 16 /6 đã đặt ra nhiều vấn đề về tính hiệu quả của tổ chức này. Liệu SCO có trở thành đối trọng với phương Tây như những người lập ra nó mong muốn?

Mỗi lần SCO nhóm họp là người ta lại đặt ra câu hỏi về những việc mà tổ chức này đã làm được. SCO được lập ra với mục tiêu thiết lập khu vực tự do thương mại bao gồm các nước thành viên. Tuy nhiên, cho đến nay SCO vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong vấn đề này. 

 

Nga đề nghị thành lập một Câu lạc bộ Năng lượng trong các nước SCO vào năm 2006, tuy nhiên đề xuất này vẫn chưa được cụ thể hóa.

 

SCO đã thực hiện một số dự án song phương giữa Trung Quốc với Tajikistan, Uzbekistan, và Kyrgyzstan. Song lại  chưa có một dự án nào mà tất cả các nước thành viên đều tham gia.

 

Trung Quốc coi SCO như một liên hiệp kinh tế, trong khi Nga lại xem SCO như một diễn đàn chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố trên thế giới.

 

Theo Hiến chương SCO thì mục tiêu cơ bản của tổ chức là bảo đảm hòa bình, thịnh vượng cho mỗi thành viên, cũng như duy trì an ninh và ổn định ở trong và ngoài khu vực. Thế nhưng SCO lại không có hành động chiến lược cũng như kế hoạch hợp tác lâu dài giữa các nước thành viên. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là trở thành đối trọng với các cường quốc thế giới như Mỹ và NATO. Song hiến chương của tổ chức không được rõ ràng và chặt chẽ. Các mục tiêu và nhiệm vụ chính khá hạn chế và chưa vạch ra phương hướng để SCO có thể  trở thành đối trọng với Mỹ và NATO.

 

Tuy nhiên, SCO  là tổ chức duy nhất hiện nay có đủ tiềm năng để trở thành một đối trọng với phương Tây vì các thành viên của tổ chức này đều nằm ở trung tâm địa chính trị của Thế giới.

Thi Thi (Lược dịch theo Pradva) - nguồn VNN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN