Sử dụng ngân sách: Tránh tình trạng đầu tư dàn trải

30/10/2007 - 22:09

Đại biểu Danh Út (đoàn Kiên Giang) phát biểu ý kiến.

Các đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ, Quốc hội phân bổ, sử dụng ngân sách hợp lý, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, nhất là trong bố trí vốn cho các công trình đầu tư, hạn chế việc kéo dài tiến độ công trình hoặc để cho công trình dở dang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí.

Chiều nay (30/10), các Đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2007; phương án dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008, phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2008.

Phần lớn các ý kiến thảo luận tại Hội trường bày tỏ sự thống nhất cao với báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách năm 2007, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách năm 2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo các đại biểu, trong tổ chức triển khai thực hiện ngân sách nhà nước năm 2007 vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể là thu ngân sách mặc dù vượt chỉ tiêu nhưng một số nguồn thu lớn tăng không đáng kể, nhất là thu từ doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là vẫn còn tình trạng tiến độ giải ngân chậm, nhiều công trình, dự án không sử dụng hết vốn phân bổ theo dự toán. Cũng theo nhiều đại biểu hiện nay ngân sách phân bổ cho các chương trình đối với xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn chưa tương xứng theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ.

Đại biểu Danh Út (đoàn Kiên Giang) nêu vấn đề, tuy hiện nay đã có Luật Ngân sách, các chủ trương cũng đã được phân cấp, phân quyền tương đối nhưng quá trình thực hiện lại lệ thuộc rất lớn trong quyết định ngân sách, cụ thể là lệ thuộc của Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp trong quyết định ngân sách. “HĐND cấp xã còn phụ thuộc vào cấp huyện, cấp huyện phụ thuộc cấp tỉnh, cấp tỉnh phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ nhất là Bộ Tài chính nên chưa thực sự phát huy được quyền quyết định ngân sách của HĐND từng cấp. Chưa phát huy được sẽ dẫn tới bị động, ảnh hưởng tới mặt thu, chi” - đại biểu Danh Út nói. Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội tiếp tục sửa Luật và có cơ chế để phát huy cao hơn nữa quyền của HĐND trong quyết định ngân sách cũng như trong kiểm tra, giám sát ngân sách để làm sao cơ quan này thực sự trở thành cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương.

Liên quan đến các khoản chi đầu tư cho lĩnh vực xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng, trong tình hình hiện nay xúc tiến thương mại là cần thiết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua còn thiếu tính chuyên nghiệp, cục bộ, manh mún, chưa có quy hoạch lâu dài và chưa có sự kết hợp chặt chẽ thống nhất giữa trung ương - địa phương và doanh nghiệp. Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp hoạch định xúc tiến thương mại lâu dài và có kết hợp chặt chẽ thống nhất từ trung ương - địa phương và doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến công tác tổ chức thực hi

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN