Suy nghĩ về chữ KIỆM trong lời dạy của Bác Hồ

10/10/2007 - 00:31
Bác Hồ với cháu Minh Thu ở xã Vinh Quang, Chiêm Hóa (1951).

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta rằng, đạo đức của người cách mạng là phải cần, kiệm, liêm, chính, như trời có 4 mùa xuân hạ thu đông, như đất có 4 phương đông tây nam bắc… Thiếu một trong 4 đức không phải là người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta rằng, đạo đức của người cách mạng là phải cần, kiệm, liêm, chính, như trời có 4 mùa xuân hạ thu đông, như đất có 4 phương đông tây nam bắc… Thiếu một trong 4 đức không phải là người.

KIỆM trong lời dạy của Bác có ý nghĩa hết sức sâu rộng.Trước hết, kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh được thừa hưởng truyền thống một gia đình xứ Nghệ, rất coi trọng việc rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. Thân sinh Người – Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khi vinh danh khoa bảng, được làng xóm đề nghị dựng cho ngôi nhà to như thông lệ với người hiển vinh, nhưng Cụ chỉ xin 2 gian nhà tranh nhỏ. Ấy là kiệm! Bà ngoại Người - Cụ Hoàng Xuân Đường dạy con cháu ăn cơm phải ăn hết mọi hạt trong bát, hạt rơi phải nhặt, bữa bữa nhường con, nhường cháu… Ấy là kiệm! Thân mẫu Người - Bà Hoàng Thị Loan trong ngày giỗ cha ở kinh thành Huế đã nhịn ăn để gói ghém thức ăn cho con mang biếu hàng xóm. Ấy là kiệm, để nuôi tình bằng hữu, để giáo dục con ý thức nhường nhịn người khác…


Sau này, trên mỗi bước đường cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu tấm gương sáng về kiệm. Nhờ kiệm mà Người vững vàng trải qua những mùa đông băng giá xứ người. Nhờ kiệm mà Người đã gây dựng được những phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “Tuần lễ Vàng”…, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tham gia. Cũng nhờ kiệm mà Người và cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ vững vàng trong gian khổ ở chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Ý thức về kiệm, nên trong Di chúc của mình, Người căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".


Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tích luỹ để thực hiện CNH, HĐH, nên tiết kiệm thực sự là quốc sách hàng đầu. Nhìn ra các nước công nghiệp phát triển, những nhà kinh doanh lớn, các tỷ phú Nhật Bản, Hàn Quốc đều coi tiết kiệm là mỹ đức - là cơ sở quan trọng để tích lũy và kinh doanh hiệu quả. Nhưng thực tế ở ta vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa thực hiện

Theo TQĐT

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN