 |
Ảnh AP. |
Kể từ cuộc tranh luận hồi tháng trước ở Philadelphia, các đối thủ của Hillary Clinton luôn đòi nữ chính trị gia này và chồng - cựu Tổng thống Bill Clinton - phải công bố các tài liệu tại Cục Lưu trữ quốc gia, liên quan tới vai trò của bà trong thời kỳ Bill nắm quyền.
Theo những người đòi hỏi, việc công bố tài liệu là cách tốt nhất để đánh giá kinh nghiệm - những thứ mà Hillary cho là phẩm chất chính, xứng đáng để bà nắm giữ chức vụ cũ của Bill Clinton.
Vậy liệu Hillary có giấu giếm điều gì không - như những đối thủ của bà nói, hay đơn giản là - như nữ chính trị gia này khẳng định, "đó chỉ là vấn đề xử lý thông tin của Cục Lưu trữ quốc gia và càng nhanh càng tốt theo hoàn cảnh của chúng tôi".
"Rất phức tạp", phát ngôn viên của Cục Lưu trữ quốc gia Susan Cooper nói. "Không có câu trả lời đúng và sai. Đó không phải là đen và trắng".
Giống như hai người tiền nhiệm gần nhất, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng phải tuân thủ Đạo luật Hồ sơ của Tổng thống. Theo luật này, tất cả các tài liệu phải được giữ kín trong vòng 5 năm kể từ khi tổng thống rời nhiệm sở. Sau đó, mỗi tổng thống đều được lựa chọn - và hầu hết đều chọn cách này - hoãn công bố 6 loại tài liệu trong vòng 7 năm nữa.
Trong số các tài liệu được hoãn công bố để xem xét thêm có những trao đổi mật giữa tổng thống và các cố vấn. Cả ba đời tổng thống gần đây nhất đều sử dụng cách này, dù bà Cooper nhấn mạnh rằng yêu cầu của nhà Clinton - muốn xem xét thêm các tài liệu gồm cả những thông tin mang tính xúc phạm về các cá nhân liên quan trong quá trình bổ nhiệm, truyền đạt các chính sách ngoại giao mật, các cuộc tiếp xúc giữa tổng thống và phó tổng thống, đệ nhất phu nhân hay cựu tổng thống - thoáng hơn so với Ronald Reagan và George Herbert Walker Bush.
Ngay cả khi cựu Tổng thống Bill Clinton muốn dỡ bỏ những hạn chế này ngay ngày hôm nay thì vẫn phải tốn nhiều năm nữa công chúng mới thực sự được xem các tài liệu từ thời ông làm Tổng thống. Do nắm quyền trong thời đại công nghệ, Bill Clinton có một khối lượng tài liệu khổng lồ, ước tính có tới 20 triệu thư điện tử, mỗi thư khoảng 3 trang giấy, cộng thêm 78 triệu trang tài liệu, đủ để chứa trong 36.000 hộp tài liệu.
Trước khi được công bố rộng rãi, mỗi tài liệu phải được một nhóm các chuyên viên văn thư lưu trữ xem xét kỹ. Các chuyên viên sẽ dò xem có còn thông tin cá nhân nào không (ví dụ số an sinh xã hội) và liệu có gì có thể vi phạm an ninh quốc gia không.
Một khi các chuyên viên kiểm tra xong số tài liệu, nó sẽ được chuyển tới cho Bruce Lindsey - một trợ lý lâu năm mà cựu Tổng thống Bill Clinton được chỉ định để làm việc này cân nhắc thêm. Tiếp đó, nó có thể được chuyển tiếp tới Tổng thống đương nhiệm nếu ông này quan tâm.
Ưu tiên sẽ được dành cho các đề xuất theo Đạo luật Tự do thông tin (FOIA). Bất cứ một chính trị gia tò mò nào cũng đều phải xếp hàng - một hàng dài, trước khi yêu cầu được tính đến. Hiện có gần 300 đề xuất FOIA được xem tài liệu từ thời Bill Clinton. Những đề