Tấm gương về giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức

06/01/2008 - 13:33

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới. Bằng nếp sinh hoạt đời thường và lối làm việc giản dị, khoa học, Bác Hồ là tấm gương sáng phản chiếu những điều tốt đẹp, là mẫu mực của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tế, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức.

Một trong những vấn đề đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu gương để toàn dân noi theo là chấp hành pháp luật.

Chuyện kể rằng, một lần trên đường đi, gặp đèn đỏ ở ngã tư, xe chở Bác phải dừng lại. Một đồng chí bảo vệ định đến bục cảnh sát giao thông yêu cầu bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Thấy vậy, Bác ngăn lại và nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”.

Qua câu chuyện, chúng ta thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn tôn trọng pháp luật, nhất mực tuân theo pháp luật cho dù mình đang đứng ở cương vị nào. Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, trong việc xây dựng Nhà nước kiểu mới, tấm gương đạo đức của các bậc lãnh đạo, của các nhà cầm quyền có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhân dân sẽ noi theo gương đó mà hành động, ứng xử. Đối với Người, địa vị càng cao, uy tín càng lớn, thì việc chấp hành và thực hiện pháp luật phải càng nghiêm chỉnh. Theo Người, pháp luật là sự thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, nên phải được thực hiện thống nhất trong cả nước, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trong điều kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Đó là những quan điểm rất tiến bộ của Người mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Là vị Chủ tịch nước, Người được hưởng nhiều quyền ưu tiên, nhưng Người không sử dụng quyền ưu tiên ấy cho mình, để theo đuổi những giá trị, những hành động cao đẹp. Đối với Người, việc gì nhỏ thì phải nghiêm túc, việc gì lớn cần phải cẩn trọng. Lời nhắc nhở của Người không chỉ là một bài học đắt giá cho người lái xe, mà còn là sự thể hiện một tâm hồn cao thượng, trong sáng, giản dị nhưng cao cả, bình thường nhưng vĩ đại của Người. Hành động ấy không chỉ là tấm gương cho những người bên cạnh Bác lúc ấy noi theo, mà còn là tấm gương cho đời đời thế hệ sau học tập.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc thực hành các giá trị đạo đức đồng nghĩa với thực hành luật pháp một cách tự giác. Thực hiện luật pháp không phải theo cách áp đặt, bắt buộc, mà Bác thực hiện theo nhu cầu tự thân bên trong, thực hiện một cách thành tâm, chân thành. Bác cho rằng tuân thủ luật pháp như vậy, thì đây cũng là một nét của văn hóa dân chủ, ý thức được nghĩa vụ của mình, vì pháp luật là đại diện cho ý chí của nhân dân, mình thực hiện luật pháp tức là mình tôn trọng ý chí của nhân dân.

Chúng ta biết rằng, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tức là trong Nhà nước ấy pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng. Tất cả các cá nhân và tổ chức đều phải thực thi nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, trong đó “mọi công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm”, còn “mọi cán bộ, công chức chỉ được làm những việc mà pháp lu

Theo ĐCSVN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích