Thách thức và cơ hội đối với thuỷ sản Việt Nam tại châu Âu

02/12/2007 - 17:14

Việc Việt Nam là nước đầu tiên trong khối Asian tham gia mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất nhập khẩu thuỷ sản vào châu Âu mang lại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Việt Nam đang là nước đầu tiên của khối Asian - Đông Nam Á và châu Á chuẩn bị được tham gia mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất nhập khẩu thuỷ sản vào châu Âu. Điều này cho thấy bên cạnh việc được giám sát chặt chẽ hơn trong hệ thống thông tin hiện đại của cộng đồng châu Âu thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng có thêm nhiều triển vọng phát triển thêm thị phần ở thị trường này.


Lâu nay, hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào châu Âu với số lượng đáng kể. Hàng năm, giá trị kim ngạch đạt được tại thị trường châu Âu bình quân chiếm 35% trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt được của toàn ngành. Những doanh nghiệp thật sự có năng lực đưa hàng vào châu Âu sẽ được cơ quan quản lý thuỷ sản Việt Nam cấp giấy chứng thư gọi chung là “cost”. Khi đưa hàng đi, doanh nghiệp sẽ kèm theo cost để xuất trình với nước nhận hàng. Tuy nhiên, do thủ tục đó chỉ thông qua giấy tờ nên có nhiều bất lợi. Xét trên điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam, Ủy ban Liên minh châu Âu đã đồng ý để Việt Nam được tham gia vào mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất hàng vào châu Âu đồng thời cử chuyên gia sang tập huấn kiến thức cơ bản về hệ thống phần mềm này cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành của Việt Nam. Khoá tập huấn được triển khai trong các ngày 27 đến 30/11 vừa qua tại Nha Trang. Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống phần mềm quản lý,
Tiến sĩ Annelies Van Ranst - Chuyên gia đào tạo Công nghệ thông tin của Uỷ ban Liên minh châu Âu cho biết: “Tôi muốn nói rằng Việt Nam là nước đầu tiên của khối Asian- Đông Nam Á và châu Á được tham gia vào hệ thống này, mọi thủ tục về lô hàng sẽ được triển khai nhanh hơn đồng thời nếu như lô hàng có vấn đề thì thông tin về lô hàng cũng đến cơ quan chức năng nhanh hơn. Hệ thống này có rất nhiều dữ liệu. Tham gia vào hệ thống này, Việt Nam cũng sẽ phải sắp xếp dữ liệu một cách có hệ thống ổn định. Liên minh châu Âu trao hệ thống này cho Việt Nam là muốn chứng minh cho Việt Nam thấy châu Âu đã đặt mọi niềm tin vào Việt Nam".


Sau lớp học, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bước vào giai đoạn mới, giai đoạn mã hoá hệ thống chứng nhận chất lượng thuỷ sản Việt Nam trong hệ thống phần mềm điện tử của châu Âu. Tại hệ thống trên, hàng thuỷ sản của Việt Nam không những được kiểm soát nhanh và nếu hàng hóa có vấn đề cũng được cảnh báo rất nhanh. Tính hiện đại của hệ thống đang đặt ra cho các cơ quan quản lý trực tiếp hàng thuỷ sản Việt

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN