Thị trường thuốc, thức ăn thủy sản: Dân bị "móc túi" tiền tỉ, các ngành chức năng loay hoay

29/10/2007 - 08:38
Mỗi năm người nuôi cá ở ĐBSCL thiệt hại từ 800-2.000 tỉ đồng do thức ăn cho cá kém chất lượng Ảnh: H.Anh

Thị trường thuốc, thức ăn thủy sản phục vụ nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL rất lộn xộn. Người nuôi thì bị "móc túi" tiền tỉ, còn ngành chức năng loay hoay với cảnh "bắt cóc bỏ đĩa".

Sau khi xuất bán 60 tấn cá, ông Lê Văn Trường, chủ ao cá 2.000m2 ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính toán mới té ngửa lứa cá này chậm lớn làm ông tốn thêm 65 triệu đồng tiền thức ăn. Những người cùng nuôi nói do thức ăn kém chất lượng.

"Rút ruột" chất lượng

Ở Đồng Tháp hiện có hơn 240 điểm kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản, thanh tra chuyên ngành mới kiểm tra hơn 140 cửa hàng đã phát hiện gần 60 vụ vi phạm. Ông Lê Hoàng Nam, thanh tra thủy sản tỉnh Đồng Tháp, cho biết các điểm kinh doanh bán thuốc thú y, thủy sản không có tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc cấm lưu hành.

Người chăn nuôi bị móc túi tiền tỉ

Theo tính toán của Hiệp hội Thủy sản các tỉnh, năm 2007 sản lượng cá tra toàn vùng đạt hơn 1 triệu tấn, tiêu thụ gần 2 triệu tấn thức ăn công nghiệp. Chỉ cần 1kg thức ăn bị gian lận từ 2-5 độ đạm thì người nuôi cá đã thiệt hại từ 800-2.000 tỉ đồng (lấy chuẩn một độ đạm khoảng 200 đồng).

Với thức ăn thủy sản thường vướng lỗi vi phạm là chất lượng thực tế luôn thấp hơn mức công bố trên bao bì từ 2-5%, cá biệt có nhãn hàng VIHACO của tỉnh Trà Vinh trên bao bì ghi thức ăn chứa 40% đạm, nhưng khi kiểm tra chất lượng thì độ đạm chỉ có... 11,3%.

Tại An Giang, ông Trần Văn Dũng, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết toàn tỉnh có gần 300 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản với gần 20 nhãn hàng thức ăn đang lưu hành trên địa bàn, riêng thuốc trị bệnh cho cá có hàng trăm nhãn hàng. "Lần kiểm tra nào cũng phát hiện các vi phạm. Số tiền xử phạt từ đầu năm đến nay đã lên đến hơn 300 triệu đồng", ông Dũng nói.

Ở TP Cần Thơ đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 70 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản ở huyện Thốt Nốt đã lập biên bản 32 trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 200 triệu đồng và tịch thu hơn 4.000 kg thuốc quá hạn sử dụng, nhập lậu, thuốc không công bố tiêu chuẩn chất lượng, thuốc cấm sử dụng...

Qua các đợt kiểm tra ngành thủy sản các tỉnh còn phát hiện nhiều nhãn hiệu thuốc chưa được phép lưu hành đã bán tràn lan trên thị trường, nhiều đại lý mua thuốc trị bệnh cá không rõ nguồn gốc với số lượng lớn từ Campuchia, Thái Lan về chia ra từng gói nilông nhỏ bán cho người nuôi cá, không dán nhãn mác, không ghi t

Theo Tuổi Trẻ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích