Toa thuốc cứu nguy của Bác Hồ

15/10/2007 - 06:54

Bác Hồ đến thăm một lớp bổ túc văn hóa thời kỳ kháng chiến (1956). ảnh: TL

Bài “Dân vận” của Bác Hồ đăng trên báo Sự Thật ngày 15-10-1949, chỉ hơn 600 chữ, nhưng có giá trị vô cùng to lớn nếu được hiểu đúng và Đảng quyết tâm chỉ đạo làm theo.

Dân vận là vận động dân, nhưng dân là ai?
Dân có hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, dân là những người có gốc lịch sử sống chung trong một nước. Nước là sự kết hợp của ba nhân tố: một lãnh thổ tương đối rộng, một số lượng người ở trên lãnh thổ đó tương đối đông và có sự quản lý của một bộ máy Nhà nước. Khái niệm về dân ra đời, gắn với sự ra đời của nước và Nhà nước. Theo nghĩa rộng này, nếu hiểu về dân Việt Nam, thì mọi người chúng ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các tướng lĩnh… đều là dân

Việt Nam. Nhưng khi nói đến “Dân vận”, thì “Dân” ở đây theo nghĩa hẹp. Dân thuộc lớp người đông đảo nhất trong quan hệ với bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội. Ví dụ: Quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân, giữa quân với dân... Ý thức “lấy dân làm gốc” đã có từ xa xưa. “Dân” ở đây cũng theo nghĩa hẹp. Nhà nước tư sản ra đời, cai trị xã hội dựa vào pháp luật, xuất hiện khái niệm công dân tức là người dân có các tiêu chuẩn về công dân do luật định, không phải người dân nào cũng là công dân. Nhưng khi nói đến quan hệ giữa Nhà nước tư sản với dân, thì dân phải được hiểu theo nghĩa hẹp, là đối tượng cai quản của Nhà nước.

Điểm đầu tiên của bài “Dân vận” Bác Hồ viết: “Nước ta là nước dân chủ”. Gọi là nước dân chủ, theo nghĩa chung là nước được quản lý với một bộ máy Nhà nước mà về hình thức, có khác với Nhà nước chuyên chế độc tài ở hai đặc trưng:

Một là sự thừa nhận, dân là nguồn gốc của quyền lực, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Hai là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, trong lúc biểu quyết các vấn đề của Nhà nước.

Nước nào có bộ máy Nhà nước mang hình thức với hai đặc trưng nêu trên đều là nước dân chủ.

Tuy nhiên, xem xét về Nhà nước không thể chỉ đưa trên hình thức mà phải tìm hiểu về nội dung, về bản chất bên trong để hiểu được Nhà nước ấy bảo vệ quyền lợi cho ai, cho giai cấp nào? Nếu bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp tư sản thì đó là nước dân chủ tư sản. Quyền lợi của giai cấp tư sản được quy định thành luật rồi buộc mọi người phải phục tùng những điều luật định. Cho nên việc tuyên bố mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phải là Nhà nước tư sản bảo vệ sự bình đẳng về quyền lợi của mọi công dân. Coi quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng bất khả xâm phạm chỉ có nghĩa là không được xâm phạm đến quyền bóc lột công nhân lao động của giai cấp tư sản, vì phần lớn tài sản của giai cấp tư sản đều từ nguồn bóc lột mà có.

“Nước ta là nước dân chủ” vì Nhà nước của Việt Nam ta ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, về hình thức cũng mang hai đặc trưng như nêu trên. Tuy nhiên “Nước ta là nước dân chủ” là do dân ta làm chủ. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Nhà nước ta “lấy dân làm gốc” là để dân làm chủ, có Đảng lãnh đạo - Dân làm chủ ở nước ta là toàn dân trong khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em cùng làm chủ. Nội dung luật pháp của nước ta là bảo vệ quyền lợi của toàn dân trong đó đông đảo là nhân dân lao động chân tay và trí óc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ở nước ta, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là pháp luật có nội dung trên.

Khi nói Nhà nước ta “do dân” là do những người có đủ tư cách công dân bầu ra đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, bộ phận chủ thể trong bộ máy Nhà nước, thể hiện quyền lực c

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN