|
Tham quan vườn chôm chôm ở xã Long Thới (Chợ Lách). Ảnh: Hữu Hiệp |
· Hội thảo nâng cao năng suất trái sầu riêng và chôm chôm
Trong giai đoạn 2012-2015, mỗi năm, huyện đón 120 ngàn lượt khách du lịch nội địa và 11,7 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 90 tỷ đồng.
Số lượt du khách và doanh thu đều vượt so với mục tiêu đề án đề ra.
Các loại hình du lịch trên địa bàn huyện được hình thành như: tham quan vườn
cây ăn trái; làng nghề cây giống, hoa kiểng; di tích văn hóa, lịch sử; khám phá
thiên nhiên; du lịch công vụ. Toàn huyện có 13 mô hình du lịch ở các xã, thị trấn;
40 cơ sở lưu trú.
Tuy nhiên, việc thực hiện đề án thời gian qua còn gặp khó
khăn, hạn chế, nhất là việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nhân
dân; tính liên kết giữa các điểm chưa cao; việc đào tạo đội ngũ phục vụ ít được
chú trọng; phương tiện phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu; chưa khai thác hết tiềm
năng du lịch sinh thái miệt vườn; quy hoạch, quản lý quy hoạch du lịch còn hạn
chế.
Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Đề án Phát triển
du lịch giai đoạn 2012- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (vào ngày 20-8-2015),
UBND huyện Chợ Lách đề ra phương hướng tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về du lịch; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực; phát triển
doanh nghiệp và cơ sở, tour, tuyến du lịch; đẩy mạnh thông tin xúc tiến, quảng
bá du lịch; phấn đấu giữ tỷ lệ doanh thu du lịch hàng năm tăng trung bình 25%,
khách du lịch tăng trung bình 15%/năm.
* Trên 90 nông dân cùng đại diện lãnh đạo một số ban,
ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn tham dự hội thảo có chủ đề “Một số giải
pháp thâm canh nâng cao năng suất trái sầu riêng và trái chôm chôm theo tiêu
chuẩn xuất khẩu” do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Chợ Lách tổ
chức.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu được phổ biến một số tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trái cây như: giống, kỹ thuật
canh tác, kỹ thuật sau thu hoạch. Theo đó, giống quyết định năng suất, chất lượng
trái đẹp; tính thích nghi, chống chịu; dễ rải vụ; khả năng tồn trữ dài; sức chịu
đựng va chạm cao. Ngoài ra, còn nắm một số kỹ thuật canh tác như: tỉa cành tạo
tán; che mát, chắn gió; phân bón; tỉa trái, bao trái; thời điểm và công cụ thu
hoạch giúp cây tiếp xúc ánh sáng tốt; trái đồng đều; hạn chế tổn thương trái;
quyết định năng suất, chất lượng, thời gian tồn trữ; hạn chế côn trùng gây hại.
Công nghệ sau thu hoạch với các công đoạn như: xử lý bề mặt; tồn trữ; làm đẹp;
đóng gói sẽ loại trừ vết bẩn, vết sâu bệnh; mẫu mã trái đẹp; thời gian tồn trữ
dài; ổn định chất lượng trái cây trước khi đến người tiêu dùng; đáp ứng thị hiếu
khách hàng.
Có 11 ý kiến thắc mắc của nông dân về việc chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng và chôm chôm; những bất cập, hiệu quả
kinh tế trước mắt và lâu dài của việc sản xuất trái cây theo hướng GAP; đồng thời,
chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình canh tác góp phần nâng cao chất lượng, năng
suất trái sầu riêng và chôm chôm. Những ý kiến thắc mắc của nông dân được chủ
trì hội thảo giải trình thỏa đáng.
Ông Nguyễn Văn Mến
- Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định, kinh tế vườn là thế mạnh của huyện. Mặc
dù huyện rất quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn về đầu ra;
tính an toàn thực phẩm, chất lượng trái cây chưa cao; sự liên kết, hợp tác
trong nông dân còn yếu. Để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn, nông dân cần liên kết,
chia sẻ kinh nghiệm; tiếp cận khoa học kỹ thuật; tập trung sản xuất theo hướng
GAP, vì đây là hình thức sản xuất an toàn, hiệu quả, bền vững; quyết định thắng
- bại của trái cây Chợ Lách nói riêng, Việt Nam nói chung đối với thị trường
trong và ngoài nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.