Ngày 14-3-2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức cuộc họp triển khai một số văn bản của Chính phủ và UBND tỉnh liên quan lĩnh vực văn hóa. Tham dự có đại diện các phòng văn hóa - thông tin và trung tâm văn hóa - thể thao các huyện, thành phố.
Đại
diện các phòng, ban chức năng của sở đã triển khai các văn bản của UBND tỉnh:
Đề án Bảo vệ và phát huy bền vững giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp công tác
bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội lĩnh vực văn hóa,
gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Triển khai các văn bản của Chính phủ: Nghị định số
62/2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (NNƯT), nghệ nhân nhân
dân (NNND) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Kế hoạch xét tặng danh
hiệu NNƯT, NNND trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần 2 năm 2018; Nghị
định số 06/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược, đua ngựa, đua chó và bóng
đá quốc tế.
Đặc
biệt, đối việc triển khai nghị định xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND lần nhắc lại
này (các năm trước cũng đã triển khai) nhằm giúp các đơn vị huyện, thành phố nắm
kỹ lại, rà soát để xem xét lập hồ sơ cho các trường hợp đủ điều kiện để làm quy
trình đề nghị Bộ VHTT&DL xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND lần hai năm 2018,
thời gian thực hiện từ ngày 30-8 đến 15-12-2017. Trong đó, thời gian Sở VHTT&DL
nhận hồ sơ đề nghị xét tặng chậm nhất là ngày 30-8-2017, thời gian Hội đồng cấp
tỉnh gửi hồ sơ lên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chậm nhất là 15-12-2017.
Được
biết, số lượng nghệ nhân của Bến Tre đã được xét tặng danh hiệu cao quý nêu
trên hiện ít hơn so với các tỉnh khác (trong lần xét tặng thứ nhất năm 2014,
Bến Tre có 2 NNƯT, cả nước hiện có 618 NNƯT), Sở mong muốn các đơn vị rà soát
kỹ trên các lĩnh vực để có thêm nhiều hồ sơ cho tỉnh gửi bộ xét tặng danh hiệu
lần này. Trong đó, chú ý các nghệ nhân trên các lĩnh vực: Ngữ văn dân gian (ca
dao, tục ngữ, hò, vè…); Nghệ thuật trình diễn dân gian (đờn ca tài tử, múa bóng
rỗi, hát bội, hát sắc bùa…); Tập quán xã hội tín ngưỡng (người nắm giữ và thực
hành các nghi thức: tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống của địa phương..);
Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian (ẩm thực, y học cổ truyền, kinh nghiệm
sản xuất…).