Minh Lời – một nhạc sĩ đa năng

27/11/2007 - 09:31

Nhạc sĩ Minh Lời.

Chào đời trong lò nhạc

Anh sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi âm nhạc cổ truyền (1955), tại xã Hữu Định (Châu Thành). Một lò nhạc nổi tiếng của xứ dừa Đồng Khởi, ông nội là hương nhạc, sau đó truyền lại cho cha anh là nhạc sư Ba Móng (trưởng ban nhạc lễ của Hội Thánh Cao Đài tỉnh Bến Tre), và lò nhạc này đã từng đào tạo hàng trăm môn đệ lành nghề, không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng đến nhiều tỉnh khác. Riêng gia đình Minh Lời đã có gần chục người hành nghề chuyên nghiệp, trong đó có nhạc sĩ Minh Nhường và Năm Đủ (đang hành nghề ở TP.HCM), Văn Đậm (nhạc công đoàn cải lương Bến Tre), Văn Đuộc (nhạc công đoàn cải lương Long An)…

Năm mười hai tuổi. Minh Lời được cha và anh là nhạc sĩ Minh Nhường dạy đàn guitare phím lõm về nhạc tài tử, năm mười sáu tuổi anh học nhạc lễ, năm mười tám tuổi học các nhạc cụ: kìm, tranh, sến, violon rồi tự học hạ-uy-di và đàn bầu. Lúc này, anh vừa học chương trình tú tài, nhưng có dịp các nghệ nhân – nhạc sĩ đến nhà hòa nhạc với cha là anh lại có cơ hội cùng tham gia rèn luyện, dịp hè và ngày nghỉ, anh theo cha tham gia nhạc lễ. Trong môi trường và điều kiện thuận lợi như thế, Minh Lời vững vàng về cơ bản nhịp thức và nhiều bài bản cả ba dòng nhạc: nhạc lễ, tài tử, cải lương.

Trưởng thành và đa năng

Sau giải phóng (1975), Minh Lời vào đàn tranh cho đoàn văn công tỉnh Bến Tre một thời gian khá dài. Vì có sẵn vốn học vấn, anh được điều qua đoàn cải lương Bến Tre vừa làm kế toán, vừa tiếp tục đàn tranh (1989 – 1993), có một thời gian đoàn lưu diễn phía Bắc, anh lại kiêm thêm công tác ngoại vụ. Ngay sau đó anh được cử đi học đại học văn hóa (1993-1997) rồi về phụ trách Câu lạc bộ (CLB) Nhạc tài tử tỉnh Bến Tre cho đến nay. Từ năm 2002, anh về làm Phó Giám đốùc Nhà Văn hóa người cao tuổi của tỉnh và vẫn phụ trách phong trào đàn ca tài tử của tỉnh nhà.

Mặc dù nhiều lần chuyển đổi vị trí và chuyên môn công tác, nhưng cái chính ở phong trào đàn

Đỗ Dũng

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN